Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 13/07/2015, 09:50 AM

Cái ta thật ra là cái gì?

Khoa học ngày nay cho ta biết rằng thân thể vật chất chỉ là mấy loại hạt cơ bản mà thôi, như quark, electron và các loại hạt thực thi tương tác và lực gồm photon tạo hiệu ứng về hình ảnh, màu sắc, hạt gluon tạo ra lực hạt nhân mạnh

Cái Ta theo quan niệm thông thường

Cái ta là bản ngã của mỗi người, là đặc trưng để phân biệt người này với phần còn lại của thế giới. Thí dụ: Bạch Cư Dị (772- 846), nam, là một thi hào thời Trung Đường, tác giả của bài thơ dài nổi tiếng Trường Hận Ca.

Trường Hận Ca – Bạch Cư Dị – Diễn ngâm – Việt dịch o
Lý Thanh Chiếu (1084-1155), nữ, là một từ nhân (người làm văn thể từ) tài hoa bậc nhất đời Tống, tác giả của bài từ Túy Hoa Âm.

Đệ Nhất Nữ Từ Nhân Đời Tống – Lý Thanh Chiếu – Tuý Hoa Âm- Việt dich
Như vậy một số đặc trưng của cái ta bao gồm thân thể và nhiều đặc trưng khác như : tên họ, giới tính, thời đại, khả năng…

Cái Ta dưới cái nhìn thắng nghĩa đế

Những đặc trưng của cái ta mặc dù rất hiện thực, rất rõ ràng, nhưng liệu có phải thật hay không, hay chỉ là ảo?

Trước hết hãy xét tấm thân tứ đại hay xác thân vật chất. Khoa học ngày nay cho ta biết rằng thân thể vật chất chỉ là mấy loại hạt cơ bản mà thôi, như quark, electron và các loại hạt thực thi tương tác và lực gồm photon tạo hiệu ứng về hình ảnh, màu sắc, hạt gluon tạo ra lực hạt nhân mạnh, hạt W và hạt Z tạo ra lực hạt nhân yếu và lực điện từ, hai lực này có thể gom lại thành lực điện-yếu (electro-weak force). Tất cả các hạt này đều là hạt ảo. Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Chúng tạo ra một cấu trúc ảo nghĩa là không có thật, nhưng khi bộ não của con người phát ra nhất niệm vô minh thì chính cái vô minh này tưởng tượng cấu trúc ảo đó thành thân thể vật chất. Đó là một loại tưởng tượng có điều kiện. Điều kiện đó là phải có căn và trần. Lục căn là 6 giác quan của cơ thể là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và bộ não. Lục trần là đối tượng của lục căn tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Pháp là nói chung tất cả mọi sự vật, cả vật chất lẫn tinh thần, tình cảm đều là pháp. Lục căn tiếp xúc với lục trần tạo ra lục thức là thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác của thân thể và ý thức.

Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Heisenberg muốn nói gì? Muốn nói rằng cấu trúc vật chất chỉ là cấu trúc ảo, không có thật, nó có tiềm năng hiện hữu nhưng chưa hiện hữu. Vậy khi nào thì cấu trúc ảo đó mới hiện hữu thành sự vật như thân thể, cái nhà, cái xe, con đường, núi sông, biển đảo ? Đó là khi bộ não khởi lên nhất niệm vô minh và cứ khởi lên liên tục như vậy không bao giờ ngừng nghỉ, kể cả khi bộ não đã chết nhưng thói quen quán tính của nó, tức là thần thức vẫn tiếp tục khởi lên nhất niệm vô minh. Nhất niệm vô minh khi tập trung niệm nhiều về một sự vật hay cảnh giới nào đó thì có khả năng biến sự vật hay cảnh giới đó thành vật chất. Ví dụ:

Nhà văn nhà thơ Hoàng Đình Kiên (1045-1105) người đời Tống, kiếp trước là người nữ, chuyên tâm ăn chay, niệm Phật, không lấy chồng, muốn thoát khỏi thân nữ nhi, sau đó quả thật đầu thai thành người nam, thi đậu tiến sĩ năm 1067, ra làm quan.
Hoàng Đình Kiên hiệu Sơn Cốc đạo nhân
104 Giai Thoại Hoàng Đình Kiên – Bài Từ Chá Cô Thiên – VD
Trong bài từ Chá Cô Thiên, ông đã xác định rõ ràng
醉裡簪花倒著冠 Túy lý trâm hoa đảo trước quan. (Say sưa mộng ảo, nữ hóa thành nam)

Câu này có nghĩa là trong cõi thế gian mộng ảo này, con người giống như kẻ say, không biết rằng vật không có tự tính, trâm hoa là dụng cụ cài đầu của phụ nữ, còn nón (quan 冠) là biểu trưng của nam, khi con trai 20 tuổi thì làm lễ đội nón (gia quan) biểu thị đã trưởng thành. Nghĩa là nữ có thể biến thành nam, ám chỉ trường hợp của chính mình.

Các hiện tượng đầu thai chuyển kiếp đã được nghiên cứu cũng cho thấy như vậy. Nam có thể biến thành nữ hay ngược lại. Đây là một trường hợp khác.

Bé gái Chiết Quốc Nga (折国娥) sinh tháng 3 năm 1978 tại thôn Đông Tháp (东塔) huyện Mỗ (某县) tỉnh Hà Bắc, kiếp trước là một người đàn ông ở thôn Mã Gia Than (马家滩) cũng thuộc tỉnh Hà Bắc tên là Trương Phúc Đại (张福大) có vợ và sinh được 2 con trai, con trai cả tên là Trương Cát Lâm (张吉林).  Ngày 29-11-1977 ông Đại đã qua đời vào lúc 57 tuổi.
 
Chiết Quốc Nga 14 tuổi và con trai đời trước Trương Cát Lâm 36 tuổi. Bên phải là hình đời trước Trương Phúc Đại, hình nhỏ là Chiết Quốc Nga đã thành thiếu nữ

Chiết Quốc Nga đã cùng bố mẹ về quê cũ của kiếp trước, gặp vợ kiếp trước, con và họ hàng. Biết bao chuyện cảm động đầy nước mắt đã diễn ra trong những ngày ấy. Mà như vậy là con người khi chết đi, thần thức vẫn tồn tại và tái sinh vào kiếp sau ! Đó là chuyện có thật trăm phần trăm. Sự kiện trên, báo chí ở Trung Quốc và Việt Nam đều đã đưa tin.

Những sự kiện này chứng tỏ rằng pháp không có tự tính, tên họ, tuổi tác, thân thể, nam nữ … đều chỉ là ảo, là tưởng tượng có điều kiện, là tâm thức gán ghép các đặc trưng này nọ vào những cấu trúc ảo mà thật ra không có gì cả. Điều này đã được Alain Aspect chứng tỏ trong thí nghiệm lần đầu tiên áp dụng bất đẳng thức Bell để làm rõ giả thuyết EPR tiến hành tại Paris năm 1982. Thí nghiệm chứng tỏ rằng hạt photon không hề có một đặc trưng nào cả, mọi đặc trưng như khối lượng, điện tích, số spin, kể cả sự hiện hữu của nó, đều là do con người gán ghép vào nó trong lúc tiến hành thí nghiệm và đo đạc. Hai kết luận quan trọng được rút ra là : vật phi hiện thực (non realism, vật không có thật) và bất định xứ (non locality, không có vị trí nhất định, tức không gian không có thật). Khoảng cách 20.000 km giữa Việt Nam và Mỹ là không có thật khi chúng ta có khả năng truyền tín hiệu (các gói dữ liệu tin học) đi với vận tốc ánh sáng. Rõ ràng chúng ta có thể thấy hình ảnh linh động và nghe tiếng nói của bạn bè, người thân ở bất cứ khoảng cách nào trên địa cầu qua Skype, hoặc Yahoo Messenger, chứng tỏ khoảng cách đã bị triệt tiêu. Nếu chúng ta có khả năng di chuyển với tốc độ tâm niệm như Bồ Tát Quán Thế Âm, nghĩa là nghĩ tới đâu thì liền tới đó, thì không gian vũ trụ bao la chẳng có nghĩa lý gì nữa và hiện nguyên hình là không có thật.

Phật giáo từ xa xưa đã nói rằng tất cả vạn pháp đều có chung một Tánh Không mà Long Thọ Bồ Tát nói rằng “Tâm như hư không vô sở hữu” (tâm giống như hư không, không có thật). Tâm không có thật, nhưng lại có thể biến hóa thành vũ trụ vạn vật và chúng sinh, đó là việc không thể nghĩ bàn, là một sự tưởng tượng có điều kiện vô cùng phong phú.

Kết luận

Cái Ta thật ra là không có thật, không có thực chất, từ thân thể cho tới tinh thần, tình cảm, sự nghiệp, cho tới cả địa cầu, mặt trăng, mặt trời, vũ trụ, nói chung là vạn pháp, đều không có thực chất. Thuyết Big Bang là một minh chứng khoa học cho thấy vũ trụ không biết từ đâu mà có, bỗng nhiên vào thời điểm 10-43 (mười lũy thừa âm 43) giây, xuất hiện một lượng tử, rồi nó phát nổ, hình thành nên không gian vũ trụ, thời gian và vô lượng lượng tử chúng ta thấy ngày nay. Không gian, thời gian và số lượng vật chất vốn chỉ là hư ảo, là tưởng tượng có điều kiện của con người. Chính vì vậy mà chúa Giê Su chỉ với 2 con cá và 5 ổ bánh mì đã phân phát cho năm ngàn đàn ông và một số lượng tương đương đàn bà và trẻ con, ăn no, xong còn dư lại 12 giỏ bánh, như đã kể trong Kinh Thánh. Cái Ta chỉ là tưởng tượng có điều kiện, không có thực chất. Nhưng nó là đầu mối của biết bao nhiêu tranh giành chém giết lẫn nhau, từ trong gia đình cho tới ngoài xã hội và giữa các quốc gia. Chính vì vậy mà có người như André Bourguignon trong tác phẩm “L’Histoire Naturelle de l’Homme” (Lịch sử Tự nhiên của Con người) mà Tập Một có tên là “L’Homme Fou” (Con người điên rồ) nói lên sự điên rồ của con người. Từ xa xưa, Đức Phật đã nói chúng sanh điên đảo mộng tưởng. Vũ trụ không có một vật gì cả (Huệ Năng nói : Bản lai vô nhất vật) nhưng chúng sanh mê muội thấy có đủ thứ, thấy có Ta (ngã) thấy có Pháp (cảnh giới, thế giới) và giành giật những cái chung quanh mình thành cái Của Ta (ngã sở). Con người không ngờ là tất cả mọi thứ đều là do nó tưởng tượng và gán ghép cho những cấu trúc ảo, kể cả cái thân thể tứ đại của mình, thành vật nọ vật kia.

Chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa triết học của định lý bất toàn (incompleteness theorem) do Kurt Godel phát biểu năm 1931. Đó là chúng ta không thể khẳng định sự tồn tại của vật chất, các nhà vật lý học nghiên cứu đến chỗ tận cùng của vật chất thì cuối cùng không biết nó thật ra là cái gì. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của vật chất, bởi vì chúng ta vẫn cần phải có cái nhà để ở, cái xe để đi lại, cơm ăn, áo mặc, vật dụng sinh hoạt, đường sá, bến xe, phi trường, sông núi để dạo chơi, ngắm cảnh và làm thơ, sáng tác nhạc, cần phải có nam nữ để có cuộc sống và di truyền qua các thế hệ. Hiểu vô ngã (cái ta không có thật) cũng không cần phải phủ định nó, nhưng biết điều hòa, trung dung, không cực đoan, như vậy may ra xây dựng được một thế giới hòa bình, ít bạo lực, ít chiến tranh.

Truyền Bình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm