Cảm nghĩ về ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia
Người xuất gia dù ở thời đại nào cũng luôn noi theo tấm gương sáng của đức Phật, lấy tinh thần “Từ bi- Trí tuệ” làm nền tảng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong tu tập, tinh tấn hơn trên con đường đạo, để có được niềm an lạc, giải thoát ngay trong đời này.
Sống ở đời ai cũng có những ước mơ và hoài bão, ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc cho riêng mình, hạnh phúc của thế gian là có đầy đủ tiền tài vật chất, địa vị xã hội, sự nghiệp công danh, nhà cao cửa rộng …và đặc biệt có một gia đình hạnh phúc viên mãn, nói chung đây là mục tiêu mà con người ai cũng muốn vươn tới. Thế nhưng, thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, xuất thân từ nơi xứ Ấn, rồi đây sẽ kế vị ngai vàng của vua cha trị vì thiên hạ. Ngài có đủ tất cả những thứ mà người đời mơ ước, tại sao lại từ bỏ tất cả, để dấn thân tìm cầu chân lý. Sự hy sinh cao cả của Ngài, phải chăng là một sự từ bỏ vĩ đại, để ngày nay người học Phật chúng ta luôn ngưỡng vọng, tôn thờ. Sự xuất gia của thái tử có ý nghĩa thiết thực gì đối với đời sống nhân loại, chúng ta hãy tìm hiểu về ngày trọng đại này.
Hằng năm, cứ đến ngày mùng 08 tháng 02 âm lịch, những người con Phật nói chung, hàng xuất gia đệ tử Phật nói riêng, luôn nhớ đến ngày kỷ niệm xuất gia của Đức Phật, sự kiện trọng đại ấy đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời của thái tử Tất Đạt Đa, sự hy sinh cao cả của Ngài quả là có một không hai trong lịch sử nhân loại.
Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
Xuất gia: tiếng Phạn là Pravrajya, chỉ cho những người tu theo đạo Phật, từ bỏ lục thân quyến thuộc, xa lìa đời sống gia đình, tu học hạnh Sa môn, không màng công danh sự nghiệp, với mục đích mong cầu giải thoát. Xuất gia còn có ý nghĩa: xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia. Trong bài này, người viết không bàn sâu về ý nghĩa xuất gia, mà chỉ nêu lên một vài cảm nghĩ của mình nhân kỷ niệm ngày xuất gia của đức Phật.
Quá trình xuất gia của đức Phật, bắt đầu từ câu chuyện lịch sử có thật về cuộc đời của một đông cung thái tử, đang sống trong nhung lụa cao sang, quyền uy tột đỉnh, vợ đẹp, con ngoan. Ấy thế mà, Ngài vẫn canh cánh một nỗi lo cho nhân loại sống trong cảnh khổ ải trầm luân, cũng từ nỗi lo ấy, Ngài không màng đến hạnh phúc cá nhân, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân, để tìm con đường thoát khổ cho nhân loại.
Ở chốn hoàng cung, sau một đêm yến tiệc linh đình, mọi người còn đang say giấc, hình ảnh thái tử nhẹ nhàng từ giả vợ đẹp, con ngoan, ra đi giữa màn đêm tăm tối, bởi lòng vẫn còn nặng trĩu bao nỗi lo âu. Ngài thấy cõi đời này là một thứ gì đó mong manh tạm bợ, rồi cái già, bệnh, chết không ai tránh khỏi, cái được cho là hạnh phúc chân thật rồi đây cũng sẽ bị vô thường chi phối, sắc đẹp rồi đây cũng sẽ úa tàn theo quy luật thời gian. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, bao nhiêu nghi vấn cứ mãi len lõi trong đầu của thái tử. Với lòng từ bao la vô bờ bến, thái tử đã quyết chí ra đi để tìm một lối thoát, một cuộc sống cao đẹp và miên viễn hơn. Điều đáng nói, là Ngài đã ra đi khi tuổi đời còn nhiều hoa mộng, đó chính là hy sinh cao cả, một sự từ bỏ vĩ đại, mà trên thế gian này không ai có thể làm được như Ngài.
Trong “Ánh đạo vàng” có đoạn nói về quá trình ra đi của thái tử “…Đêm đến đã lâu rồi, đã lâu rồi, Ngài hãy chọn đường đi, đường từ bi…” là những lời thúc giục thái tử lên đường xuất gia, tìm con đường giải thoát cho nhân loại. “…Ba lần Ngài ra đi, ba lần Ngài trở lại…” vì vợ trẻ con thơ níu kéo, vì tình cảm gia đình, tình cốt nhục cầm chân Ngài ở lại. Nhưng cuối cùng, Ngài đã chiến thắng được “cái tôi” và “cái của tôi” để dâng hiến cuộc đời mình cho cái “của chúng sanh” và “vì chúng sanh”.
“Tôi có tình yêu rất mặn nồng
Yêu đời, yêu đạo lẫn non sông
Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ
Chẳng phải yêu riêng khách má hồng”
Đó là sự hy sinh cao cả của thái tử, khép “tình riêng” để nuôi dưỡng cái “tình chung”. Tình chung ấy là cả một “khối đại đồng” là vạn loại chúng sanh. Cũng với ý nghĩa đó mà ngày nay đức Phật được mọi người tôn xưng là “ Bậc đạo sư của trời người”.
Tuy cách đây hơn 26 thế kỷ trôi qua, nhưng ý nghĩa ngày xuất gia của Đức Phật vẫn hằn in sâu trong tâm thức của những người con Phật. Một lần ra đi, Ngài đã chiến thắng trở về, đem lại ánh sáng giác ngộ, phá tan màn vô minh đen tối, làm lợi lạc chúng hữu tình. Để được sự thành công ấy, thái tử phải từ bỏ mọi thú vui dục lạc ở thế gian, dấn thân vào chốn rừng sâu, 5 năm tầm đạo, 6 năm khổ hạnh, luôn chiến đấu với nội ma, ngoại chướng, để rồi cuối cùng chứng được đạo quả. Con đường gian khổ ấy, có mấy ai làm được như Ngài.
Là người con Phật, dù tại gia hay xuất gia, hãy học theo hạnh nguyện cao cả của Ngài. Điều này giúp chúng ta tăng trưởng thêm niềm tin, có thêm nhiều nghị lực, sự tu học cũng tinh tấn hơn, tu tập đến đâu thì an lạc đến đó, chẳng những lợi lạc trong đời này và ngay cả trong các kiếp sống vị lai. Với tấm gương ngời sáng của Đức Phật, là động lực để cho người Phật tử tại gia nuôi dưỡng chí xuất trần, từ bỏ con đường thế tục, được đứng trong hàng ngũ của Tăng đoàn.
Tóm lại, qua cuộc đời của thái tử Sĩ Đạt Ta, cũng như quá trình xuất gia của Ngài, chúng con rút ra được bài học ý nghĩa sau. Người xuất gia dù ở thời đại nào cũng luôn noi theo tấm gương sáng của đức Phật, lấy tinh thần “Từ bi- Trí tuệ” làm nền tảng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong tu tập, tinh tấn hơn trên con đường đạo, để có được niềm an lạc, giải thoát ngay trong đời này. Hôm nay, nhân kỷ niệm ngày xuất gia của đức Phật, chúng con ngưỡng vọng, hướng về Ngài đảnh lễ tri ân bậc Thầy của ba cõi, là người khai sáng ra đạo Phật. Ngài đã buông bỏ tất cả vinh hoa phú quý, để rồi có được tất cả là nguồn giáo pháp vô tận, là kho tàng pháp bảo vô giá mà ngày nay chúng con được thừa hưởng, giữ gìn và phát huy nguồn giáo pháp ấy để không bị mai một theo thời gian.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm