Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/11/2022, 22:40 PM

Cân bằng và bổ túc lẫn nhau giữa hướng nội và hướng ngoại là tất yếu!

Vậy thưa thầy, phải chăng những điểm có vẻ trái nghịch nhau như vậy đều có sẵn bên trong mỗi người, chỉ khác nhau ở tỷ lệ, bên nào nhiều hơn thì sẽ thiên về hướng đó và người hướng ngoại hay người hướng nội đều cần cân bằng cả hai.

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Gần đây, con đọc thấy khá nhiều câu hỏi về người hướng ngoại và người hướng nội, tiện đây con xin phép hỏi thầy.
Theo con được biết, người hướng nội trội về suy ngẫm, quan sát, cảm nhận, phân tích, sáng tạo; người hướng ngoại trội về kết nối, giao tiếp, phản biện, thuyết phục, ảnh hưởng và đây đều là những kỹ năng cần thiết và có thể rèn luyện được (lặp đi lặp lại là mẹ đẻ của kỹ năng). 2 điểm chính phân biệt hướng nội và hướng ngoại: hướng nội nạp năng lượng (khi cảm thấy mệt mỏi) bằng cách dành thời gian riêng cho bản thân, cần ở một mình, ưu tiên đích đến hơn là đi với ai nên đi với ai không quan trọng, quan trọng là đi đến đâu, có đáng để trải nghiệm không, còn hướng ngoại nạp năng lượng bằng cách giao lưu, chia sẻ với người khác, ưu tiên sự kết nối, tình đồng đội để cùng nhau đi đến đích nên đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi với ai.
Vậy thưa thầy, phải chăng những điểm có vẻ trái nghịch nhau như vậy đều có sẵn bên trong mỗi người, chỉ khác nhau ở tỷ lệ, bên nào nhiều hơn thì sẽ thiên về hướng đó và người hướng ngoại hay người hướng nội đều cần cân bằng cả hai, lấy bên trong làm gốc để tu tập đúng hướng, nhưng vẫn giữ được cá tính của mình như hướng ngoại cần tập trung vào bản lĩnh tự thân nhưng vẫn giữ sự hào hứng đối với những thứ bên ngoài miễn đừng để nó cuốn trôi là được, còn hướng nội cần hoà nhập, giao lưu nhưng vẫn giữ được không gian riêng cho bản thân, như vậy có gì sai không thầy? Mong thầy chỉ rõ giúp con. Con cảm ơn thầy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Rất đúng. Cân bằng và bổ túc lẫn nhau giữa hướng nội và hướng ngoại là tất yếu.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trọn vẹn tỉnh thức với thực tại, mọi việc sẽ hanh thông và đổi mới

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 18/05/2024

Hỏi: Nhiều lúc con ngồi niệm Phật mà nước mắt cứ chảy dài, ngồi thiền hít thở thì bao nhiêu tạp niệm cứ nhảy múa trong đầu con và nỗi niềm đau khổ thương cho thân phận mình. Có phải nghiệp con còn nặng quá đúng không Thầy?

Suy nghĩ rồi suy diễn thì làm sao có được thân tâm an lạc?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 20:00 16/05/2024

Hỏi: Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc?

Lòng vị tha giúp ta vui vẻ chấp nhận mà không cần cố gắng

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:30 16/05/2024

Hỏi: Con mới sang Nhật làm việc con cảm thấy mệt mỏi quá ạ, ngày nào cũng làm từ sáng đến 11.30 đêm do áp lực công việc. Con thấy mình không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại muốn bỏ cuộc nhưng lại không rõ mình bỏ cuộc có đúng không. Con cũng đã cố gắng rồi mà chẳng biết làm sao nữa.

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:20 13/05/2024

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Xem thêm