Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/08/2020, 08:32 AM

Cần hay không những khổ đau trong cuộc sống

Mỗi sự thành công đều phải trả giá rất nhiều, và nó luôn tỉ lệ thuận với những nỗi khổ đau mà chúng ta phải trải qua. Và chúng ta hãy xem từng nỗi đau khổ như một vị khách viếng thăm đời mình. Khách đến rồi khách sẽ đi theo quy luật vô thường của cuộc sống.

Tam Pháp Ấn và sự diệt khổ

Trong cuộc đời, không thể tránh khỏi những phút giây phiền não do những điều bất như ý đem lại. Và nếu chúng ta hỏi bất cứ một người nào rằng, bạn đã từng khổ đau và tuyệt vọng chưa, chắc chắn câu trả lời sẽ là có, vấn đề ở đây là ít hay nhiều mà thôi. Bởi vì khổ đau là một phần trong cuộc sống. Nó là chất liệu tạo nên hạnh phúc. Vì theo giáo lý duyên khởi của nhà Phật, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt. Nếu như khổ đau không có mặt, thì hạnh phúc cũng sẽ không có mặt.

Tất nhiên, chúng ta không cần phải ước mình đau khổ để được hạnh phúc, nhưng bạn cần nó để cảm nhận hạnh phúc rõ hơn. Nhờ ý thức được rằng khổ đau là chuyện hiển nhiên trong đời, thì tâm thế đón nhận khổ đau cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì là chuyện hiển nhiên, nên có gì để mà lo lắng! Khổ đau cũng dịch chuyển và vô thường. Nó đến rồi đi một cách khách quan, kể cả khi cá nhân đang chịu nỗi muộn phiền đó và không hề có giải pháp. Còn với một người sống tỉnh thức, thì họ sẽ nhìn sâu vào nỗi đau, tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Ngay khi không có giải pháp, họ cũng biết chấp nhận nó trong chánh niệm, như vậy cũng đã vơi đi nhiều phần phiền não. Đừng cầu không có khổ đau, mà hãy cầu cho mình có ý chí, sự định tâm để có thể thong dong vượt qua mọi nỗi khổ trần gian. Chỉ trong gian nan mới tôi luyện bản thân. Chỉ trong khó khăn, con người mới có cơ hội khai phá hết trí thông minh, khả năng thích nghi với cuộc sống. Chỉ trong bất hạnh, con người mới hiểu hết giá trị của yêu thương và sẻ chia.

Mỗi sự thành công đều phải trả giá rất nhiều, và nó luôn tỉ lệ thuận với những nỗi khổ đau mà chúng ta phải trải qua.

Mỗi sự thành công đều phải trả giá rất nhiều, và nó luôn tỉ lệ thuận với những nỗi khổ đau mà chúng ta phải trải qua.

Tại sao chúng ta hay gặp chướng ngại trong cuộc sống?

Nói đến đây, tôi chợt nhớ đến bài học mà thầy chúng tôi thường dạy rằng “muốn làm được việc phi thường, phải có sức chịu đựng phi thường”. Và cũng có câu chuyện nói về điều ấy rất hay. Trong một ngôi đền nọ, có một bức tượng Phật được điêu khắc từ đá hết sức tinh xảo. Hằng ngày, có rất nhiều người đến khấn vái, cầu nguyện trước pho tượng Phật này. Những bậc thang dẫn đến bức tượng Phật cũng được cắt gọt từ cùng một tảng đá làm ra bức tượng ấy. Rồi đến một ngày nọ, những bậc thang trở nên bất mãn và đưa ra lời phản kháng rằng: “Chúng ta vốn là anh em, cùng sinh ra từ một tảng đá. Cớ gì mà họ có quyền chà đạp lên tôi mà lại cúi đầu trước anh? Anh có gì hay nào?”. Phiến đá tạo nên pho tượng Phật điềm tĩnh trả lời: “Đó là vì anh chỉ phải chịu bốn nhát dao là đã có hình hài như ngày nay rồi, nhưng tôi đã phải chịu hàng chục ngàn nhát cắt và đục đẽo thì mới thành một bức tượng Phật”. Những bậc thang trầm tư suy nghĩ, rồi tự bằng lòng với câu trả lời vô cùng xác đáng và ý nghĩa của pho tượng Phật.

Cuộc đời cũng như những phiến đá kia, phải trải qua quá trình rèn giũa kiên trì và sức chịu đựng bền bỉ, thì mới giúp ta ngẩng cao đầu giữa một biển người mênh mông. Không ai có thể tự mình giàu có mà không làm việc, hay uyên bác mà không cần học tập. Không ai có thể có được lòng ngưỡng mộ của người khác mà không cần phải trau dồi và cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành con người đặc biệt để ai ai cũng phải cúi đầu. Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có những lựa chọn con đường đi cho riêng mình. Trên mỗi con đường ấy, chắc hẳn họ sẽ đối mặt vô vàn chông gai, khó khăn và đau đớn. Theo lẽ tự nhiên, ai cũng muốn lựa chọn một con đường bằng phẳng, trải đầy hoa hồng, có thể vượt qua dễ dàng chứ không phải một con đường gồ ghề đầy gian truân. Song, nếu ta có ý chí, quyết tâm, bền bỉ và sức chịu đựng tốt, ta có thể vượt qua được chông gai và thử thách, những nỗi đau từ thể xác đến tâm hồn, thì ta mới nhận được những thành quả to lớn để hưởng thụ. Ông bà ta có câu “hữu khổ thành nhân”, cũng là dụng ý như trên.

Thực tập đối diện với những phiền muộn, chấp nhận nó như là lẽ sống không phải là điều dễ dàng.

Thực tập đối diện với những phiền muộn, chấp nhận nó như là lẽ sống không phải là điều dễ dàng.

Cuộc sống thanh tịnh của Angela Phương Trinh sau khi rời sân khấu

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy được rằng, mỗi sự thành công đều phải trả giá rất nhiều, và nó luôn tỉ lệ thuận với những nỗi khổ đau mà chúng ta phải trải qua. Và chúng ta hãy xem từng nỗi đau khổ như một vị khách viếng thăm đời mình. Khách đến rồi khách sẽ đi theo quy luật vô thường của cuộc sống. Cuộc tiếp đón nồng hậu ấm áp, thì khách sẽ càng ra đi trong hân hoan. Càng xua đuổi hay lạnh nhạt, bạn lại càng thấy phiền hà. Nỗi khổ cũng y như vậy. Vì thế, để có chiều sâu tính cách, nguyên liệu không thể thiếu là một lượng khổ đau vừa đủ. Quá ít đau khổ, mọi sự quá trơn tru, 99% thứ bạn muốn, bạn đều có, cơ hội phát triển chiều sâu sẽ bị bỏ lỡ. Khi đã vượt qua nỗi đau thì niềm vui sẽ đến. Đó gần như là quy luật cân bằng của vũ trụ. Khổ đau là tiền đề của niềm an lạc. Không có nó thì hạnh phúc gần như không có sắc màu. Thực tập đối diện với những phiền muộn, chấp nhận nó như là lẽ sống không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi thời gian tu tập lâu dài. Nhưng hãy bắt đầu bằng một câu thần chú “rồi mọi chuyện sẽ qua”, và hãy như hòn đá kia, chịu hàng chục ngàn nhát cắt và đục đẽo thì mới thành một bức tượng Phật cao quý.

> Xem thêm video: Vong linh trong quan niệm Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm