Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/11/2022, 06:30 AM

Cần trí tuệ để biết cuộc đời, nhưng cũng rất cần một trái tim độ lượng để thương yêu cuộc đời

Người nào sâu sắc quá mà không độ lượng, thì nhìn đâu cũng thấy cái dở của người khác, trong tâm tối ngày cứ hay chê thiên hạ. Mà chê trong tâm còn đỡ, nếu chê ra miệng là bắt đầu gây rối, làm cho người này buồn, người kia phiền, và chính mình cũng tổn phước.

Audio

Một cặp tâm ổn định thường đi đôi với nhau là kỹ lưỡng và độ lượng. Hai tâm này đi đôi với nhau mới tạo thành đạo đức, chứ tách riêng ra thì chưa tạo thành đạo đức.

Kỹ lưỡng, sâu sắc mà độ lượng - nghĩa là, người nào có cặp tâm lý này đi chung, thì họ là người rất sắc bén, nhìn vấn đề từng ly, từng tí: nhúc nhích một ngón tay, ngón chân sai cũng biết; một ánh mắt nhìn hay một tâm niệm gì mới khởi lên là họ cũng biết và đánh giá được là đúng hay sai, tội hay phước. Họ kiểm soát chính họ rất kỹ lưỡng và đánh giá con người bên ngoài cũng rất sâu sắc, nhưng họ lại rất độ lượng. Nghĩa là họ biết người hay, kẻ dở, nhưng vẫn thương yêu, chứ không cố chấp.

Thực tập cách sống độ lượng, bao dung và tha thứ

317325774_2480321415457017_8949389867428615817_n

Còn người sâu sắc, nhưng hay chấp thì lại là người hay gây rối cho cuộc đời. Bởi vì, trong cuộc sống, không phải ai cũng hoàn toàn tốt, ai cũng còn lỗi lầm, sơ suất cả. Nên người nào sâu sắc quá mà không độ lượng, thì nhìn đâu cũng thấy cái dở của người khác, trong tâm tối ngày cứ hay chê thiên hạ. Mà chê trong tâm còn đỡ, nếu chê ra miệng là bắt đầu gây rối, làm cho người này buồn, người kia phiền, và chính mình cũng tổn phước.

Ở đây có một điều rất lạ là nhiều khi mình không cần nói thành lời, chỉ cần trong tâm mình hay nghĩ xấu về người khác, là phước mình đã dần dần mất hết. Mà quả báo gần nhất là mình sẽ bị một căn bệnh nào đó, xa hơn là chính những điều xấu mà mình nghĩ cho người khác rơi vào tâm mình. Vì vậy, chúng ta rất cần trí tuệ để biết cuộc đời, nhưng chúng ta cũng rất cần một trái tim độ lượng để thương yêu cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sống đời dễ chịu

Sống an vui 19:00 17/04/2024

Hãy là một người đơn giản với trái tim có chủ kiến riêng. Không cô phụ mỗi tấm chân tình trong cuộc đời, cũng không nuông chìu những kẻ lợi dụng, vô nghĩa.

Cuộc sống đã không dễ dàng, đừng làm khó mình thêm nữa

Sống an vui 11:30 17/04/2024

Mỗi ngày, mở mắt ra sẽ có những cuộc gặp khác nhau chờ đón, dù thích hay không cũng đều phải đối diện. Cuộc sống, không phải bạn muốn thì sẽ được như ý, mà những tốt xấu, thật giả, ấm lạnh đều phải tự mình kinh qua.

Hai nguyên tắc làm vơi đi phiền não

Sống an vui 10:39 16/04/2024

Trên thế gian này chỉ có lòng từ bi mới có khả năng làm vơi đi những nỗi khổ niềm đau. Các bạn nhất định phải hỷ xả, cần phải mở lòng khoan thứ, bao dung, thương yêu mọi người, mọi chúng sanh. Thương yêu và tha thứ mọi người, bạn sẽ sống những ngày rất hạnh phúc.

Tham ái là nguyên nhân dẫn đến đau khổ

Sống an vui 08:37 16/04/2024

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh. Đức Phật chẩn đoán và tìm ra bệnh của chúng sinh, biết bệnh của chúng sinh là đau khổ, và đau khổ này có nguyên nhân là tham ái.

Xem thêm