Cầu an và kiến tạo sự an lành
Cầu nguyện là một nhu cầu chính đáng của con người. Đó cũng là lý do để tôn giáo ra đời và hiện hữu cho đến hôm nay, dẫu xã hội đã có nhiều tiến bộ, ngay cả khi con người tận mắt nhìn thấy mọi thứ ở ngoài Trái đất.
Tôi nhớ câu chuyện của một phi hành gia, rằng với một nhà khoa học, không gian vũ trụ không còn bí ẩn nữa, nó không phải được tạo tác bởi một đấng toàn năng nào đó; tuy nhiên, với thế giới nội tâm của mình, nhà khoa học vẫn không thể hiểu hết, do đó vẫn duy trì sự cầu nguyện.
Cầu nguyện có nhiều ý nghĩa, là sự gửi gắm ước mơ và khao khát lên các lực lượng siêu nhiên, để qua đó vượt thoát sự hữu hạn của con người và hoàn cảnh. Việc làm ấy mang tính an ủi, vỗ về và theo đó, phần nào tháo gỡ những bế tắc trong nỗi khổ niềm đau mà hễ là con người thì ai cũng có lúc gặp phải.
Với dân tộc Việt Nam, hai ngàn năm trước, Phật giáo từ Ấn Độ đã du nhập và sở dĩ nhanh chóng được chấp nhận và hòa quyện, trở thành một với văn hóa dân tộc chính là nhờ sự khiêm tốn khép mình, không phủ nhận hay chỉ trích, loại trừ các yếu tố văn hóa bản địa.
Dấu ấn đầu tiên của mối nhân duyên đó chính là hệ thống tín ngưỡng Tứ pháp, Phật hóa tín ngưỡng của dân gian, vẫn tồn tại cho đến ngày nay, là yếu tố trong cấu trúc tín ngưỡng, văn hóa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đó là chưa kể tới triết lý, tư tưởng đạo Phật đã hóa thân vào lời ăn tiếng nói của người dân, trở thành những bài học đạo đức rường cột, làm chuẩn mực cho các ứng xử, có sức mạnh vượt lên sự răn đe và các biện pháp chế tài khác.
Chính vì thế, có ý kiến cho rằng đạo Phật là tôn giáo của số đông tại Việt Nam. Và cũng do đó mà dẫn đến hiện tượng đa dạng trong tín ngưỡng ở chùa chiền. Nhưng dẫu cho có sự chuyển đổi về triều đại, ý thức hệ chính trị, ngôi chùa vẫn tồn tại trong tâm thức của người dân qua cấu trúc văn hóa “đất vua - chùa làng - phong cảnh Bụt”.
Trong cái nhìn lịch sử, chúng ta không lấy làm lạ về các hoạt động tín ngưỡng tiếp biến từ dân gian, hoặc từ các tư tưởng khác trong bối cảnh đồng nguyên thấp thoáng trong chùa chiền ở nước ta. Theo đó, triết lý Phật giáo đã được tổ tiên chúng ta đưa vào tín ngưỡng một cách tự nhiên, trở thành những bài học đạo đức sâu sắc.
Chúng ta không nên vội vàng xóa bỏ mọi thứ do ai đó cho là mê tín dị đoan, mà cần có sự chuyển hóa nội dung trong các hoạt động tín ngưỡng nhằm phù hợp với hoàn cảnh thời đại. Song song đó, cần giới thiệu các phương thức thực hành thiết thực, để con người không chỉ phó thác sự thưởng phạt cho thần linh, mà chủ động kiến tạo hạnh phúc và sự an vui tự thân. Đấy là sự điều chỉnh suy nghĩ, lời nói và hành động trong xu hướng giảm thiểu tham sân si, nỗ lực tăng trưởng việc làm nhằm đem lại những điều tốt đẹp cho bản thân, sự an lạc cho người và môi trường sống.
Ở phương diện trên, sự cầu nguyện luôn có ý nghĩa, là sự cam kết sống thiện lành. Nói như tinh thần Đức Phật dạy, nếu sáng nghĩ việc lành, trưa nói lời tốt, chiều làm việc thiện…, chắc chắn buổi tối sẽ có một giấc ngủ an lành, một ngày tốt đẹp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm