Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/11/2022, 14:00 PM

Câu chuyện học và hành lời Phật dạy của tôi

Tất cả khúc mắc đã được tháo gỡ. Và, tôi không phải nức nở để khóc bố của mình. Bởi, tôi vẫn còn được ông ôm trọn vào lòng, rồi cả hai bố con cùng cảm thông cho nhau. Việc được học Phật, được hành lời Phật dạy khiến tôi trở nên may mắn như vậy.

Audio

Chúng tôi là một gia đình. Nhưng biến cố đã đến. Tôi chẳng biết gì hết, ngoài việc trở thành một đứa trẻ lầm lầm, lì lì. Lớn hơn chút nữa, khôn hơn chút nữa, biết được nguyên nhân của biến cố khiến bố mẹ chia tay qua lời mẹ kể, tôi mới hay thế nào là mùi vị của cuộc sống. Tôi bớt lầm lì. Ngoài sự cưu mang, bảo ban, dạy dỗ của Ngoại, tôi may mắn được biết đến giáo lý của Phật, những lời Phật dạy, sau mỗi lần theo Ngoại lên chùa. 

Chập chững bước vào đời gì đó, tôi luôn được Ngoại chỉ dạy, phải sống, phải năng sống với phương châm “thương người như thể thương thân” mà ông bà xưa đã dạy. Rồi được học Phật, được biết đến giá trị cốt tủy của lời Phật dạy về đạo làm người, về việc hiếu để của con cái đối với cha mẹ, đã cho tôi thêm định hướng đúng đắn mà bước giữa cuộc mưu sinh. Ví như việc: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói hai lời dành cho người Phật tử tại gia. Còn, với hai đấng sinh thành, lời Phật dạy luôn luôn nhắc nhớ bản thân: làm con phải biết phụng dưỡng cha mẹ; làm việc gì cũng phải thưa cha mẹ biết; không trái điều cha mẹ làm, không làm trái điều cha mẹ dạy, …

Tâm bình vạn sự bình. Tâm an vạn sự an.

Tâm bình vạn sự bình. Tâm an vạn sự an.

Tôi may mắn hơn đám bạn cả thân, lẫn sơ cùng trang lứa rất, rất nhiều. Tôi được bao bọc, chở che bởi những con người “trước lạ, sau quen”. Cũng từ mối nhân duyên này, tôi được thực hành để biết cho đi, bằng những thứ đã từng được nhận. Như việc, cùng anh chị em, bạn bè, gom góp chút đồng tiền ít ỏi, đủ để mua vài ổ bánh mì, hay vài hộp cơm gì đó. Sau đó, chạy xe dọc đường gần nơi chúng tôi sinh sống, nhằm chia sẻ với những phận người cơ nhỡ, lang thang mỗi khi đêm về. Đây cũng là chất liệu sống để chúng tôi, và nhiều con người khác được sống với tinh thần “từ bi - bình đẳng - bác ái” mà tôi đã và đang từng chút thẩm thấu qua giáo lý của đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. 

Tôi bước vào cái ngưỡng mà người ta gọi là “tam thập nhi lập”. Trải những đợt sóng đời, tôi vẫn nhín được cho mình chút “của cải” riêng gồm vật chất và cả tinh thần. Sau giờ làm việc, tôi được về nhà của mình để nghỉ ngơi, cũng như nghe nhạc, đọc sách, những cuốn sách hướng mỗi con người đến cuộc sống nhẹ nhàng, an vui. Tôi học lắng tâm để có thể nghe những gì trái tim mách bảo. Qua việc học, cũng như hành, mà thực tế là áp dụng việc học Phật, lời Phật dạy vào cuộc sống như: KHỔ làm tâm chới với; TẬP là sự cấu thành; DIỆT là lìa khổ đau; ĐẠO là đường đi tới; THƯỜNG là chẳng đổi dời; LẠC là sự an vui; NGÃ là không chấp chước; TỊNH giúp lòng thảnh thơi, ... 

Ngày nhận được tin bố mắc bệnh K, tôi vẫn không hết được chứng lãnh cảm. Có thể, vì cái suy nghĩ thuở tôi bị chính người sinh ra mình bỏ rơi. Do vậy, ông là “một kẻ thất bại” và cũng là người mà tôi ghét nhất trên cõi đời này. Tôi không ngộ nhận nữa. Tôi đã khóc nức nở như một đứa trẻ. Năm ấy tôi ba mươi lăm tuổi. Bố tôi đã vượt qua cơn bạo bệnh. Nhưng, thể trạng và giọng nói của ông không còn được như xưa, vì phải cắt bỏ đi một phần trên cái lưỡi của mình. Tôi vẫn dành thời gian khi có thể để gọi về cho ông. Ông biết tôi vẫn còn giận ông, nhưng hay tôi cũng có bệnh nên lại vỗ về, như để được bù đắp cho thằng con trai của mình. Hiện tại, ông gần bẩy mươi rồi, còn tôi thì cũng đã bước sang tuổi bốn mươi tư. 

“Cơn giận thành hồ sen” - Pháp Phật, lời Phật dạy, học, rồi hành, lần lần đã giúp tôi xa rời “bản ngã” của tự thân. Tâm bình vạn sự bình. Tâm an vạn sự an. Pháp Phật, lời Phật dạy như thể phép màu, không chỉ riêng tôi, tôi nghĩ vậy, mà còn với tất cả mọi người, nếu năng học, năng hành, năng áp dụng vào cuộc sống, sẽ giúp chúng ta đến được với nhau bằng việc chia sẻ nghĩa đạo - tình đời, cũng như xoá bỏ ranh giới của hờn giận, oán thù. Bức tranh tươi đẹp về cuộc sống cũng đã, đang và sẽ được vẽ lên từ đây. Trân trọng, gìn giữ và cảm ơn thật nhiều!!!

 *Bài dự thi được gửi từ Phật tử Nguyễn Thị Thanh Bình. Địa chỉ: Số 9 B1, Tổ Đường Đỏ 1, Phường Văn Đẩu, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm