Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/11/2022, 15:43 PM

Phật dạy tôi cách tha thứ và bao dung...

Tôi ở tuổi 27 với nhiều nỗi buồn và biến cố nhưng nhờ tìm hiểu về Phật pháp mà tôi thấy lòng mình bình yên, rộng lòng tha thứ và bao dung nhiều hơn.

Audio

Tôi không dám tự nhận mình là Phật tử hay một người tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định về chuyện ăn chay đúng ngày ngày, đi chùa đúng giờ hay có thể ghi nhớ và đọc thuộc tất cả các bài kinh tụng. Nhưng đã từ rất lâu, cửa Phật luôn là nơi tôi tìm đến để tự thân chữa lành những nỗi đau, chuyển hoá những nỗi buồn phiền, đủ sự thấu suốt để đi qua những vùng tối của cuộc đời.

 Phật dạy tôi cách tha thứ và bao dung....Ảnh minh hoạ

 Phật dạy tôi cách tha thứ và bao dung....Ảnh minh hoạ

Mọi điều từ Phật cứ tự nhiên đến, ban đầu từ những thói quen đi chùa cầu an đầu năm với mẹ, với em gái, sau lại thành thói quen mỗi tháng phải ghé chùa một lần. Cũng không vì phải cầu xin điều gì, mà chỉ vì mình thấy tâm tịnh, lòng an khi đứng giữa sân chùa, chắp tay cúi đầu trước Phật Bà Quan Âm. Mỗi vùng đất tôi có dịp đến thăm, tôi đều tìm đến những ngôi chùa tại đó vì tôi tin mỗi ngôi chùa chứa đựng vô số niềm tin, tâm thiện và cả đời sống văn hoá của con người nơi đó. Sau này tôi có đọc thêm một số sách của những tác giả lớn như Nguyên Phong với Muôn kiếp nhân sinh hay thầy Minh Niệm với Hiểu về trái tim rồi có nhiều nhân duyên với những người bạn cũng đang trên hành trình chữa lành bằng thiền, bằng Phật pháp,… khiến tôi lại có nhiều động lực, say mê tìm hiểu về nhân quả, luân hồi và những điều thiện lành mà Phật chỉ dạy.

Hai năm trở lại đây, tôi trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, đã có lúc nghĩ mình sẽ buông xuôi, bế tắc nhưng cũng may gặp được nhiều mối duyên lành từ chuyện tu tập mà khiến mình có đủ đức tin, sức mạnh để vượt qua. Tôi có một gia đình không hề hạnh phúc và trọn vẹn, đã có lúc các thành viên bất lực, kiệt quệ và đổ lỗi cho nhau. Tôi đối diện với gia đình bằng tất cả sự oán thán và trách móc, rằng tại sao tôi phải chịu những điều tệ hại thế này? Tôi đều đặn đến Chùa cầu xin bình an cho gia đình, cho những ai làm sai biết mà quay đầu. Đến giờ mọi thứ vẫn còn ngổn ngang nhưng niềm tin trong lòng chưa bao giờ tắt.

Từ chỗ trách móc cuộc đời sao không ai che chở, cho mình sức mạnh vượt qua, tôi tìm nghe pháp thoại, tìm sự an ủi, nhân văn để từ đó chữa lành chính mình. Tôi nhận ra mình cáu gắt, sân hận không giải quyết được vấn đề, ngược lại càng khiến cho tâm trạng và sức khoẻ tinh thần tồi tệ thêm. Tôi chọn cách tha thứ nhiều hơn, thử đặt mình vào hoàn cảnh người đó xem, liệu mình có chọn lựa khác đi hay không? Tôi tìm cách hiểu và đồng cảm với người thân, xem họ đã trải qua những áp lực, khủng hoảng gì mới đẩy mọi thứ đến nhiều chuyện không hay. Lựa chọn cách đồng cảm và tha thứ, tôi thấy lòng mình nhẹ hơn khi nghĩ về những mất mát mình phải chịu đựng. Tôi tin khi mình một lòng hướng thiện, giàu lòng nhân ái và sự tha thứ, tôi sẽ nhận lại được nhiều điều may mắn và tử tế, tích tụ được những “nhân’ tốt cho những kiếp sống sau này.

Rồi cũng nhờ nghe pháp thoại, tìm đến đạo Phật để nương nhờ tâm hồn, hướng tới những điều thiện lành mà tôi biết cách chia sẻ với những người xung quanh nhiều hơn, không chỉ với gia đình mà với cả những người xa lạ. Hằng ngày đọc tin tức trên báo chí, thấy quá nhiều những mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ đủ mọi lứa tuổi khiến tôi trăn trở. Tôi hay suy nghĩ rằng, nếu đó là ông, bà, cha mẹ hay em trai tôi thì thế nào. Tôi từng nghĩ đến những điều tiêu cực để muốn chấm dứt sự khổ sở của mình nhưng biết bao nhiêu con người ngoài kia có hoàn cảnh ngặt nghèo hơn mình vẫn nỗ lực sống từng ngày? Tại sao mình không hướng đến những điều tích cực và đẹp đẽ của cuộc sống và trân quý từng ngày mình còn hiện diện trên cõi đời này? Từ một người ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tôi mở lòng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn ngoài kia, chuyển khoản ủng hộ khi ít khi nhiều với hi vọng sẽ tiếp thêm động lực sống cho mọi người, tích góp thêm một điều tử tế cho cuộc sống này.

Tôi tập cách suy nghĩ ‘cho đi’ nhiều hơn là nhận lại, để làm sao khi đêm về mình an giấc mà không phải thấy trăn trở, áy náy. Tôi tin vào những thay đổi nho nhỏ của mình sẽ góp phần khiến cho thế giới này trở nên tốt hơn mỗi ngày một chút. Tôi đọc được một câu thế này: “Những ai không cùng tần số và đời sống tinh thần giống bạn, họ sẽ tự động tách rời khỏi bạn. Những ai có cùng tần số và nhận thức về đời sống giống bạn, họ sẽ lần lượt xuất hiện trong cuộc đời bạn một cách tự nhiên và màu nhiệm nhất”. Không biết trùng hợp thế nào mà 2 năm trở lại đây, những người bạn, người anh, chị của tôi cũng tìm đến tu tập và Phật pháp nhiều hơn.

Những câu chuyện của chúng tôi cứ nối dài về những chuyến hành hương, hẹn nhau ghé chùa, cầu xin bình an may mắn trong công việc lẫn cuộc sống. Mọi người chia sẻ nhau nhiều hơn về những bài pháp thoại, những tựa sách của thầy Thích Nhất Hạnh như cách chia sẻ nhau vượt qua những khó khăn, áp lực trên đường đời. Tôi tin “đức năng thắng số”, nếu số phận không quá ưu ái, tôi chỉ còn cách tự nỗ lực, cố gắng sống tử tế mỗi ngày để tích được nhiều “nhân” thiện cho những chương mới của cuộc đời.

Nhiều sự cao siêu của Phật pháp có thể tôi chưa lĩnh hội hết nhưng tôi nghĩ, Phật pháp ở trong tôi từ những điều đơn giản nhất của một con người: hiếu thảo, bao dung, vị tha, chân thành, ngay thẳng và tử tế…

*Bài dự thi trên được gửi từ Phật tử Phuơng Loan; chung cư B1 Trường Sa, P.17, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Phật luôn trong đời

Đạo Phật trong trái tim tôi 13:12 10/05/2023

Mỗi cuối tuần hay nửa mùa hè, con được ba mẹ cho về ông bà nội. Tuổi nhỏ vô tư chưa biết rõ Phật pháp, duy chỉ nhớ rõ kí ức mỗi buổi sớm mai mặt trời chưa thức, trong cái se lạnh đầu hôm và cơn ngủ mơ màng, con nghe tiếng bà pha trà, thắp hương, tụng kinh ở bàn thờ Phật.

Xem thêm