Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/09/2020, 12:28 PM

Câu chuyện tư liệu: 'Phật đã cứu chúng tôi' - nạn nhân sóng thần

"Khi bước tới nơi này, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là hình ảnh ngôi chùa nhỏ vẫn nguyên vẹn trên đỉnh đồi, trong khi xung quanh là khung cảnh đổ nát hoang tàn. Điều đó giống như một phép lạ".

Màu nhiệm ngôi chùa Việt an toàn trong rừng lửa Vacaville, Hoa Kỳ

Chắc quý vị còn nhớ trận động đất và sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Trận động đất mạnh 9 độ Richter, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới, đã làm rung chuyển đất nước mặt trời mọc. Nghiêm trọng hơn nữa là trận động đất đã kéo theo cơn sóng thần khổng lồ. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. 

Thảm họa kép động đất, sóng thần đã tàn phá phần lớn 3 tỉnh đông bắc của nước Nhật là Miyagi, Fukushima và Iwate, khiến gần 16.000 người thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị mất tích. 

Thế nhưng giữa thảm họa kinh hoàng như vậy, đâu đó vẫn có những người may mắn thoát khỏi và câu chuyện họ kể lại được cho là vi diệu ví như câu chuyện tại khu vực Aramachi, thành phố Rikuzentakata.

Quản lý ngôi chùa - Nobuo Kobayashi đã 330 tuổi Kongoji, đến thăm những gia đình ở Aramachi, thành phố Rikuzentakata sau thảm họa. Ảnh: Hiroko Masuike

Quản lý ngôi chùa - Nobuo Kobayashi đã 330 tuổi Kongoji, đến thăm những gia đình ở Aramachi, thành phố Rikuzentakata sau thảm họa. Ảnh: Hiroko Masuike

Sau sóng thần, những người dân tại Aramachi, thành phố Rikuzentakata, vẫn tin rằng đức Phật đã che chở cho họ còn sống sót. 

Được biết, sự tấn công bất ngờ của một loạt cơn địa chấn và những đợt sóng thần, tất cả 65 gia đình ở Aramachi đều đã tàn phá. Thảm họa đã khiến 16 cư dân của khu vực thiệt mạng.

Sau đó, gần 50 người sống sót đã tá túc trong căn nhà duy nhất còn đứng vững của ngôi chùa Kongoji, vốn đã tồn tại ở trung tâm khu vực này suốt hàng thế kỷ. Bên nhau giữa cái lạnh, ướt và sự sợ hãi, những người này đã thức suốt đêm để cầu nguyện và than khóc.

Những người sơ tán ở ngôi chùa Kongoji, ngày 3/4/2011. Ảnh: Hiroko Masuike

Những người sơ tán ở ngôi chùa Kongoji, ngày 3/4/2011. Ảnh: Hiroko Masuike

Cách đó nửa vòng trái đất, tại thành phố New York, Mỹ, Hiroko Masuike, một phóng viên của báo The New York Times, là người chuyên phụ trách phần hình ảnh của các thảm họa trên toàn thế giới, đã không thể yên lòng. Đơn giản bởi lẽ, lần này, thảm họa ở ngay trên quê hương, trên đất nước mà cô đã sinh ra và lớn lên, cũng là nơi cô đã rời xa suốt 14 năm để đến sống tại Mỹ.

Masuike đã tự hứa với bản thân sẽ trở về Nhật Bản nhanh nhất có thể. Hai tuần sau, cô có mặt ở Aramachi để ghi lại những hình ảnh của nơi này sau thảm họa.

"Khi bước tới nơi này, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là hình ảnh ngôi chùa nhỏ vẫn nguyên vẹn trên đỉnh đồi, trong khi xung quanh là khung cảnh đổ nát hoang tàn. Điều đó giống như một phép lạ", cô nói.

"Mọi thành phố bên bờ biển đều bị tàn phá, còn cảnh tượng đổ nát thì có ở khắp mọi nơi", Masuike chia sẻ. Nhưng không hiểu sao, cô lại cảm thấy "ngôi chùa dường như đang gọi tôi đến đó" trong rất nhiều khu vực cũng đang rơi vào tình trạng tương tự.

Chùa Việt Nam: Nơi cố kết cộng đồng người Việt tại Lào

Fudoudo, ngôi nhà thuộc chùa Kongoji đã trở thành nơi cư trú của người dân Aramachi vẫn đứng vững giữa những đổ nát sau thảm họa. Ảnh: Hiroko Masuike

Fudoudo, ngôi nhà thuộc chùa Kongoji đã trở thành nơi cư trú của người dân Aramachi vẫn đứng vững giữa những đổ nát sau thảm họa. Ảnh: Hiroko Masuike

Khi Masuike tới Aramachi trong ngày 28/3/2011, chỉ còn 10 người ở đó, bao gồm cả người quản lý ngôi chùa, Nobuo Kobayashi. Những người này đều đang sống trong ngôi nhà duy nhất còn lại của chùa Kongoji. Khoảng 40 người khác đã chuyển tới những nơi an toàn và có điều kiện tốt hơn ở các trung tâm sơ tán. Mặc dù không có điện và nước, nhưng những người ở lại vẫn kiên nhẫn hết mức, theo dõi tình hình từ nơi trú ẩn và mong đợi những người thân và hàng xóm đang mất tích sẽ được tìm thấy.

Lúc đầu, Masuike ngủ trong chiếc xe cô đã thuê vì không muốn ảnh hưởng tới những người dân ở đây. Họ đã bị mất mát quá nhiều. Cô cũng từ chối những lời đề nghị của họ về đồ ăn và nước uống, vì không muốn nguồn cung cấp nhu yếu phẩm vốn đã khan hiếm của họ càng ít đi nhanh hơn. Tuy nhiên, sau những lời thuyết phục nhiệt tình của người dân trong ngôi chùa, cô quyết định chuyển tới sống chung cùng họ. Việc ngủ trong một ngôi chùa thường bị cấm. Nhưng đây là trường hợp bất khả kháng, và người dân không còn lựa chọn nào khác.

"Mỗi đêm, trước khi chìm vào giấc ngủ, tôi thường nghĩ về lịch sử của ngôi chùa này", Masuike nói.

"Tôi tin rằng Đức Phật đã bảo vệ những người dân đang trú ẩn tại đây."

Những ngày sau thảm họa, người dân đã tìm thấy các bức tượng và vật dụng trong chùa vốn đã bị cuốn trôi hoặc bị chôn vùi dưới bùn đất và đống đổ nát. Sau rất nhiều ngày tìm kiếm, Takamasa Kobayashi, con trai của người quản lý chùa, đã tìm thấy bức tượng quan trọng nhất, mang tên Gohonzon-sama.

"Khi cậu ấy tìm thấy bức tượng, tất cả người dân đều cảm thấy yên lòng thêm chút ít", Masuike cho biết. "Nếu bức tượng này vẫn tồn tại, nghĩa là vẫn còn có tương lai."

Kỳ diệu ngôi chùa Việt Nam lành lặn trong cơn bão lửa Úc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Tư liệu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Tư liệu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Thắp sáng hiện hữu

Tư liệu 10:04 19/03/2024

Đây là đoạn trích từ cuộc phỏng vấn do Jo Confino thực hiện với Thầy tại thất Da Cóc, Sơn Hạ vào năm 2012. Lúc ấy Jo là phóng viên của báo The Guardian, Vương quốc Anh.

Tư tưởng Phật giáo về xây dựng hòa bình

Tư liệu 21:21 18/03/2024

Thời gian cứ dần trôi, lịch sử lần sang trang mới nhưng đạo Phật vẫn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đạo đức xã hội loài người. Giáo pháp của Ngài đã tạo một dấu ấn vàng son cho lịch sử nhân loại.

Xem thêm