Câu chuyện về cô giáo mất đi cánh tay trong lần băng rừng 'gieo chữ'
3h sáng hàng tuần, cô giáo Tiền lai khăn gói vượt gần 150km đường rừng để mang tiếng hát đến với “ốc đảo” Hà Đông (Đăk Đoa, Gia Lai). Bà con nơi đây ví cô như chú chim Ch’rao của núi rừng Tây Nguyên. Trong một lần đến trường, cô Tiền gặp tai nạn giao thông đã mất đi một cánh tay nơi núi rừng.
Vì sự nghiệp giáo dục vùng cao, cô giáo "gửi" lại cánh tay nơi núi rừng
Nhắc đến cô Trần Thị Bá Tiền (35 tuổi, trú tại xã Đăk H’lơ, huyện Kbang, Gia Lai), cô giáo được bà con “ốc đảo” Hà Đông (huyện Đăk Đoa) mệnh danh như chú chim Ch’rao của đại ngàn vì cô đàn hay, hát giỏi lại dạy cho học sinh trong làng biết cái chữ.
Nhưng từ khi gặp nạn trên đường đến trường, người cô Tiền đã trở nên gầy gò, xanh xao. Đau đớn hơn khi cánh tay trái của cô vĩnh viễn gửi lại với rừng xanh.
Cô Tiền tâm sự: “Năm 2014, cô được nhận vào trường Hà Đông (huyện Đăk Đoa) cách nhà gần 150km để dạy âm nhạc. Lúc đó, cô mới sinh con được 9 tháng và đang nuôi đứa con học lớp 1 nên phân vân không biết có nên tiếp tục với cái nghề mình đã mơ ước.
Hiểu vợ, người chồng đã động viên và hứa chăm sóc chu đáo để cô yên tâm trên hành trình gieo chữ cho con em các dân tộc. Kể từ ngày đó, cứ 3h sáng hàng tuần bất chấp nắng mưa cô đều khăn gói đi vào rừng sâu để "gieo chữ”.
Do trường xa nên một tuần cô mới được về. Con mới sinh, ốm đau, khát sữa đều một mình tay người chồng chăm sóc. Lúc con nhập viện, một mình cô băng qua con đường rừng gần 50km để về phụ chồng chăm con, rồi lại vội vàng quay lại trường để không bị mất tiết dạy. Khó khăn là vậy, nhưng chưa bao giờ cô nghĩ đến chuyện bỏ dạy.
Khoảng ngày 08/09/2019, mẹ già bị đau nên cô Tiền ý định xin nhà trường cho nghỉ một ngày để đưa mẹ đi khám. Nhưng rồi cô lại ngại vì sẽ làm khó nhà trường và học sinh đến mà không có cô giáo các em lại nản nên cô vẫn quyết tâm đi dạy đến cuối tuần rồi mới về đưa mẹ đi khám.
3h sáng ngày 09/09/2019, cô Tiền nhẹ nhàng thơm hai đứa con đang ngủ say rồi quấn vội chiếc khăn quàng cổ và đi chiếc xe máy để vượt 150km vào ốc đảo Hà Đông cho kịp tiết học buổi sáng.
Chiếc xe máy cà tàng của cô Tiền băng băng trên con đường Quốc lộ 19 từ huyện Kbang qua huyện Mang Yang và đi tắt đến huyện Đăk Đoa. Nhưng khi đến cánh rừng xã Hà Đông thì va chạm với chiếc xe tải đi ngược chiều khiến cô ngã xuống, cánh tay trái bị xe cán qua khiến tay dập nát hết xương.
Lúc đó, trong con đường rừng không có sóng điện thoại, ít người qua lại chỉ có anh tài xế và cô Tiền kêu gào trong đau đớn. Cánh tay bị dập nát, máu chảy ra không ngừng mà không biết gọi ai…cô Tiền cứ ngỡ mình sẽ không về gặp các con và chồng được nữa.
Gần 3h đồng hồ, cô Tiền nằm bên con đường rừng để chờ người đi qua để cứu giúp. Tiếng khóc cô cũng dần yếu đi vì máu ra quá nhiều.
Một lúc sau, có một xe của lãnh đạo xã Hà Đông đi ngang thấy cô giáo gặp nạn bên đường nên đã vội đưa ra bệnh viện Quân Y 211.
Vượt con đường rừng gần 70km mới ra đường để đến TP.Pleiku cấp cứu, cô Tiền đau quá cũng đã thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy thì cô Tiền đau xót khi cánh tay trái của cô đã ở lại với cánh rừng Hà Đông. Đôi tay ấy biết múa, biết đàn để đưa niềm vui đến với bà con thôn bản và học sinh vùng cao mà giờ đã mất đi, chỉ còn một tay phải khiến ai cũng đau xót.
Rớt nước mắt cảnh học trò góp 1 nghìn đồng thăm cô giáo
Khi nghe tin cô giáo bị tai nạn giao thông đang điều trị tại bệnh viện, các em học sinh đồng bào Banar đã tự góp mỗi người 1.000 đồng rồi lẳng lặng cầm túi tiền lẻ đưa cho cho thầy Hiệu trưởng gửi lên thăm cô ốm.
Túi ni lông đựng gần 700 ngàn đồng của học sinh vùng cao đã chứng minh có sự đóng góp to lớn của những giáo viên đã hy sinh đóng góp với nền giáo dục vùng cao.
Hơn 1 tháng điều trị, cô Tiền đã xuất viện và nhờ chồng chở đi vào trường Hà Đông cùng với những túi kẹo để cảm ơn các em học trò. Một cánh tay phải run run phát kẹo cho từng em học sinh. Những câu hỏi ngây ngô của các em: “Tay kia của cô đâu?; Cô có đau không?; Cô có đến dạy chúng em nữa không?. Khiến cả trường ứa nước mắt. Tiếc cho xã Hà Đông sẽ không được nghe tiếng chim Ch’rao hót trên bục giảng vì hoàn cảnh gia đình cô phải chuyển nơi công tác.
Về đến nhà, bà ngoại đã gần 73 ra tuổi khóc ròng rã hơn 1 tuần trời. Mọi người đến thăm hỏi thì bà chỉ vào phòng chứ bà không dám vào nhìn con. Người mẹ già đau xót, bỏ ăn và bệnh cũ tái phát đã khiến bà bị đột quỵ và mất đi.
Nỗi đau mất tay chưa qua giờ lại mất đi người mẹ yêu thương cô Tiền đã suy sụp nặng. Không ăn uống và tâm lý bất ổn nên vết thương từ tay của cô Tiền sưng lên và mủ ứa ra khiến cô càng thêm đau đớn.
Biết được hoàn cảnh khốn khổ của cô giáo, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai- Ông Dương Văn Trang đã đến nhà thăm hỏi và động viên cô giáo cố gắng vượt qua khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng sắp xếp chuyển cô Trần Thị Bá Tiền về gần nhà vì điều kiện hoàn cảnh và mất đi một cánh tay không thể di chuyển xa. Cô Tiền cũng được Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh vì có nhiều sự cống hiến cho giáo dục vùng cao.
Tuy nhiên, về lại gia đình cô Tiền vẫn còn nhiều khó khăn khi chồng cô là anh Nguyễn Văn Công (36 tuổi) đang chật vật làm 2 sào mía để nuôi 2 con. Bao nhiêu chi phí dành dụm và vay mượn đều để chạy chữa tiền viện phí cho cô Tiền.
Biết vợ ao ước có một cánh tay giả nên anh Công đang lo chạy tiền để đưa vợ ra khám tại Sài Gòn và xem giá một cánh tay giả để lắp cho cô. Ao ước là vậy nhưng nghe giá tiền cho mỗi cánh tay cả trăm triệu nên anh cũng không dám đặt hy vọng nhiều…
“Dù bị mất một cánh tay nhưng vợ tôi vẫn ao ước được đứng trên bục giảng. Vợ tôi còn quá trẻ, bao ước mơ còn dang dở nên dù có khó khăn tôi vẫn vay mượn để đặt một cánh tay cho vợ tôi. Tôi mong muốn những nhà hảo tâm có thể san sẻ tấm lòng vàng để giúp đỡ gia đình có thêm chi phí mua cánh tay giả để cô tiếp tục đi dạy.”, anh Công bộc bạch.
Thầy Nguyễn Thanh Quang (Hiệu trưởng Trường TH và THCS Đăk H’Lơ, huyện Kbang): “Cô Tiền mới được chuyển công tác từ vùng cao xã Hà Đông về gần nhà. Biết hoàn cảnh cô nên nhà trường và đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho cô được đi dạy. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô Tiền là lao động chính mà giờ bị mất cánh tay nên mọi việc đều đè nặng lên đôi vai người chồng”.
“Gia đình và giáo viên trong trường đều mong mỏi cô Tiền có một cánh tay giả để thuận lợi cho việc giảng dạy. Hiện giáo viên trong trường cũng đã ủng hộ nhưng được số tiền ít ỏi nên nhà trường cũng mong muốn các nhà hảo tâm cùng giúp đỡ gia đình vượt qua hoàn cảnh và động viên những người giáo viên vùng cao trên hành trình “gieo chữ”, thầy Quang tha thiết.
*BBT đã đặt lại tiêu đề bài viết
Theo: Dân Trí
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm