Buồn vì cô giáo đánh học sinh, muốn kính mời cô học giáo lý Phật pháp được không?
Sáng 8-5, trong giờ kiểm tra em Hoàng Gia Đức, học sinh lớp 2A7, trường Tiểu học Quán Toan vào lớp làm bài kiểm tra học kỳ. Tới trưa cùng ngày, gia đình phát hiện vùng mặt em Đức có vết tấy đỏ, cẳng chân có vết bầm.
Sau đó, gia đình và nhà trường trích xuất camera phòng học phát hiện em Đức làm bài kiểm tra chậm bị cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A8 Trường tiểu học Quán Toan, làm nhiệm vụ giám sát thi- tát vào mặt, dùng thước kẻ đánh vào chân em Đức.
Liên quan đến vụ việc học sinh Hoàng Gia Đ, lớp 2A7 trường Tiểu học Quán Toan (Q. Hồng Bàng, Hải Phòng) bị cô giáo tát liên tục vào thái dương và dùng thước đánh vào chân, ngày 16.5, phụ huynh của học sinh Đ. đã tiếp tục thông tin về đoạn clip quay lại cảnh cô Nguyễn Thị Thu Trang quát tháo và hành hung khiến học sinh Đ phải nhập viện điều trị.
(Nguồn: Thanh Niên)
Theo đó, đoạn clip do camera của lớp học được ghi lại dài hơn 11 phút, quay lại cảnh cô giáo này liên tục quát tháo học sinh, liên tiếp tát vào mặt, vào đầu và dùng thước đánh em Hoàng Gia Đ và một số học sinh trong lớp. Vụ việc xảy ra khiến 2 học sinh nam phải bật khóc và ôm chỗ đau.
Đây chính là hình ảnh được ghi lại trong buổi kiểm tra học kỳ hai của lớp 2A7, trường Tiểu học Quán Toan được ghi lại vào ngày 8.5 vừa qua.
Chị N.N.A (phụ huynh em Đ) cho biết: “Con tôi bị cô giáo coi thi đánh vào ngày thi 8.5, hiện tại cháu đang phải điều trị kháng sinh liều cao vì viêm và phù nề, xung huyết, ứ mủ,...”
Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, em Đ. bị sưng nề, chấn thương phần mềm vùng thái dương 2 bên, lưng (T) sưng và tím nhẹ, cẳng chân (T) có 2 vết bầm tím 3X5cm. Ngày 13.5, nam học sinh kêu đau tai, khi đưa đến bệnh viên bác sĩ kết quả Tai trái (T): Màng nhĩ trái xung huyết, phồng nhẹ, hòm nhĩ ứ mủ.
Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 14.5, em Đ bị niêm mạc mũi 2 bên nề, xung huyết, khe và sàn mũi 2 bên đọng nhiều mủi đặc, máu mũi trái ứ mủ và chảy ra hết gối và ga giường. Đến ngày 15.5, vì chảy nhiều máu và đau nên cháu hoảng sợ khi người lạ chạm tới vùng mặt trái.
Ngoài video trích xuất camera, phụ huynh này còn đăng tải những kết quả khám bệnh của học sinh Đ để chứng minh. Cũng theo phụ huynh, dù sự việc đã xảy ra gần một tuần nhưng gia đình học sinh Hoàng Gia Đ vẫn chưa nhận được một lời xin lỗi từ giáo viên.
Nói về vụ việc trên, bà Nguyễn Thị Họa, Hiệu trưởng Tiểu học Quán Toan xác nhận và cho biết, phía nhà trường đã nhận được thông tin từ gia đình em Hoàng Gia Đ.
“Sau khi nhận được thông tin, ngay sáng ngày hôm qua, tôi đã gọi điện thoại trực tiếp cho phụ huynh cháu Đ để xác minh, phụ huynh cho biết đang đưa cháu đến viện để khám và điều trị” - bà Họa thông tin.
Trước đó, ngày 10.5, UBND quận Hồng Bàng (TP.Hải Phòng) đã có thông báo về việc xử lý vi phạm của giáo viên trường Tiểu học Quán Toan trên địa bàn quận. Cụ thể, Chủ tịch UBND quận đã có ý kiến chỉ đạo đình chỉ 1 tháng đối với giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang để tường trình và giải quyết dứt điểm vụ việc nêu trên.
Ngoài ra, Chủ tịch quận cũng yêu cầu đình chỉ dạy 6 tháng, không bố trí công tác chủ nhiệm trong 1 năm học kể từ ngày 9.5.2019 đối với giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang.
Đạo thầy trò trong Phật giáo mà người giáo viên có thể tham khảo:
Thầy đối đãi với trò, giống như cha mẹ đối đãi con cái; trò cư xử với thầy, giống như con cái cư xử với cha mẹ. Tương kính nhau, coi trọng nhau, Chánh pháp như thế liền được trụ lâu ở đời.
Đạo thầy trò trong cửa Phật, lúc thì như cơn gió mát, lướt nhẹ qua muôn vật, Bồ-đề sinh khởi khắp nơi; lúc thì như sương tuyết, che kín vô minh, khiến phiền não bộc phát vô số.
Trong kinh A-nan vấn sự Phật cát hung, Đức Phật nói: “Sư đệ chi nghĩa, nghĩa cảm tự nhiên, đương tương tín hậu, thị bỉ nhược kỷ; kỷ sở bất hành, vật thí vu nhân. Hoằng sùng lễ luật, huấn chi dĩ đạo, hòa thuận trung tiết, bất tương oán tụng. Đệ chi dữ sư, nhị nghĩa chân thành. Sư đương như sư, đệ tử đương như đệ tử, vật tướng phỉ báng, thận mạc hàm độc, tiểu oan thành đại, hoàn tự thiêu thân”
Nghĩa là, tình nghĩa thầy trò ân nghĩa tương cảm tự nhiên, tin tưởng nhau sâu đậm, phải xem trong thầy có trò và ngược lại; những điều mình không muốn làm, chớ nên làm cho người khác, tôn giữ rộng truyền lễ nghĩa giới luật, hướng dẫn dạy bảo đạo đức cho trò, hòa thuận trung tiết, không tạo oán hờn kiện tụng nhau.
Trò cũng như vậy. Thầy trò ân nghĩa chân thành: thầy phải ra thầy (thầy phải làm tròn bổn phận của thầy), trò phải ra trò (trò phải làm tròn bổn phận của trò), chớ gièm pha nói xấu nhau, thận trọng chớ ôm lòng ác độc tạo nên oán hận, việc bé xé thành to, rồi lại tự thiêu chính mình.
Thầy đối xử với học trò, bằng phương thức ngôn ngữ nhẹ nhàng yêu thương cố nhiên có thể bồi dưỡng long tượng (người tu hành hùng dũng và có đại lực) Phật môn.
Ở trong Phật môn, giáo dục “công án” so với “ái ngữ” là nhanh hơn, không dùng pháp khí thì không thể vâng nhận (thuận thụ). Người thầy sử dụng điều này nuôi nấng bồi dưỡng đệ tử, làm cho đạt tới thánh cảnh. Đệ tử một lòng tin tưởng kiên cố để đền báo. Tình nghĩa vi diệu giữa thầy trò như vậy, quả thực không phải cứ là kẻ phàm phu chúng sinh nào cũng có thể hiểu được.
>>Triết lý từ bi, ái ngữ trong nhà Phật - Giải pháp cho các vụ bạo hành học đường
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm