Thứ năm, 24/10/2019, 17:36 PM

CEO PYS Travel: Đạo Phật giúp tôi thấu hiểu vô thường, trân trọng cuộc sống

Trong kinh doanh, giáo lý nhà Phật giúp tôi coi trọng chữ Tâm, chữ Tín, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Giáo lý nhà Phật cũng giúp tôi học được chữ “ Nhẫn” để vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng, bình tĩnh và biết lắng nghe hơn, xử lý những vấn đề trong công việc tốt hơn.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Bài liên quan

Như chúng ta đã biết doanh nhân là những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, lo việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều những doanh nhân thành đạt, đều có niềm tin vào Đức Phật. Họ tìm đến Phật giáo để tìm sự thanh tĩnh, yêu thương và vị tha trong cõi Phật đồng thời hoàn thiện cuộc đời mình. Hơn thế nữa, họ còn áp dụng triết lý của nhà Phật vào kinh doanh.

Sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Nam Định, sớm có niềm đam mê với lĩnh vực kinh doanh và bén duyên với ngành du lịch, từ mô hình quản trị doanh nghiệp khác biệt đã đem đến cho Trần Sỹ Sơn - CEO PYS Travel - một doanh nhân trẻ thế hệ 8x những thành công nhất định. Anh cũng là một doanh nhân mến mộ đạo Phật và áp dụng những triết lý của Đức Phật vào trong công việc, cuộc sống. Anh có một sở thích đặc biệt, đó là đi chùa. 

Phatgiao.org.vn đã có dịp trò chuyện cùng anh Trần Sỹ Sơn - CEO PYS Travel. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn với anh.

Đạo Phật để lại trong anh những ấn tượng gì?

- Đối với Đạo Phật tôi có rất nhiều ấn tượng đẹp, bởi Phật giáo có nhiều học thuyết hay như: Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi… Điều đặc biệt mà đạo Phật mang đến cho tôi đó là thấu hiểu được lẽ vô thường của cuộc đời, từ đó khiến tôi trân trọng từng phút, từng giây, sống và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, đạo Phật còn có rất nhiều triết lý sống, để học theo và áp dụng.

CEO PYS Travel - Trần Sỹ Sơn

CEO PYS Travel - Trần Sỹ Sơn

Thời điểm anh bắt đầu khởi nghiệp khi nào?

- Tôi học ngành kinh tế đối ngoại, đại học Ngoại Thương. Sau khi ra trường thì làm việc tại trường đại học FPT. Hồi đó tôi làm trưởng phòng tuyển sinh của trường, thu nhập cũng khá ổn nhưng do sẵn máu kinh doanh nên tôi rủ vài người bạn cùng mở công ty riêng. Năm 2010, chúng tôi mở PYS Travel. Hai năm đầu tôi vừa làm FPT vừa điều hành công việc kinh doanh công ty riêng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, do công việc quá nhiều nên tôi đã quyết định nghỉ việc tại FPT để tập trung cho công việc kinh doanh tại PYS.

Nhân duyên gì khiến anh chọn khởi nghiệp ngành du lịch?

Bài liên quan

- Tôi cùng một số người bạn (sau này là co-founder của PYS Travel) thường đi làm tình nguyện, chúng tôi thường phải đi xin tài trợ, sau đó quyết định đi làm kinh doanh, tự kiếm tiền để làm tình nguyện. Chúng tôi lại hay tổ chức những chuyến đi phượt, 1 tháng/lần, đó cũng là ý tưởng dẫn đến việc mở công ty du lịch.

Chúng tôi muốn tạo ra một điều gì đó rất khác với các công ty du lịch khác về sản phẩm, chiến lược đi. Năm 2009, 2010, các công ty du lịch nhỏ và vừa trong nước chủ yếu đi theo hai hướng, một là phục vụ khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam, thứ hai là phục vụ các tour du lịch của các công ty. Hồi đó, Cô Tô, Mộc Châu, Hà Giang đẹp lắm, nguyên sơ nhưng đâu có mấy ai biết tới đâu. Vậy là chúng tôi quyết định mở tour đến những địa danh này. Và rất may mắn, đây là những tour rất thành công và chúng tôi tự hào là một trong những người đầu tiên mở tour “khai phá” những vùng đất này. Từ đó, chúng tôi mở ra nhiều tour khác, lập ra phòng nghiên cứu phát triển thị trường, nghiên cứu tiềm năng các vùng đất du lịch mới.

Thời gian đầu khởi nghiệp anh đã gặp những khó khăn gì?

Trong kinh doanh, giáo lý nhà Phật dạy tôi coi trọng chữ Tâm, chữ Tín, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu chứ ko phải vấn đề lợi nhuận kinh tế. Làm việc nhất định phải có trách nhiệm với khách hàng.

Trong kinh doanh, giáo lý nhà Phật dạy tôi coi trọng chữ Tâm, chữ Tín, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu chứ ko phải vấn đề lợi nhuận kinh tế. Làm việc nhất định phải có trách nhiệm với khách hàng.

- Lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, tôi đã gặp khá nhiều khó khăn. Nếu quay trở lại mà biết khó khăn nhiều đến vậy chắc có thể tôi không dám bắt đầu. Tôi cùng các co-founder khởi nghiệp gần như không có đồng nào trong tay.

Tour đầu tiên của chúng tôi là hồi 30/4/2010, tôi cùng một người nữa, mỗi người góp mỗi người 500 nghìn sau đó đặt cọc tiền xe, rồi đi kêu gọi anh em, bạn bè đi tour Đà Nẵng. Sau tour ấy, chúng tôi được lời 8 triệu, chia về mỗi người 500 nghìn, còn lại 7 triệu để lại mở tour tiếp, cứ thế lấy lãi làm vốn. Từ việc tự chạy việc, văn phòng đi mượn rồi chúng tôi dần tuyển được người rồi thuê văn phòng riêng.

Nhìn chung ở Việt Nam mình, trong làm ăn, chữ tín chưa được đặt lên cao lắm, nên đôi khi làm mình “mếu dở khóc dở”. Năm 2012, chúng tôi có hợp tác với hotdeal để làm chương trình đi thiền viện. Lúc đó chúng tôi ký được gần 1 nghìn khách. Ngay sát ngày đi, một số đối tác của chúng tôi đột ngột hủy hợp đồng cho thuê nhà trong khi sư thầy nơi chúng tôi định đưa khách đến thăm cũng hủy không cho vào thăm vì sợ số lượng khách đến thăm quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến thiền viện. Lúc đó hotdeal thì chưa chuyển tiền về cho chúng tôi trong khi lại đang nợ rất nhiều tiền xe, khách hàng thì phải đợi để được đi, chúng tôi phải chạy ngược chạy xuôi tìm liên hệ với các thiền viện khác. Cũng may sau đó được một số thiền viện giúp đỡ, đồng ý cho khách đến thăm rồi còn nấu cơm chay cho khách nữa.

Anh có thể cho biết khi áp dụng những triết lý của đạo Phật vào kinh doanh thì có điểm gì hạn chế? Khó khăn?

- Tôi xin được trích lời của Hòa thượng Thích Viên Minh để trả lời về câu hỏi này: 

Trong giới Phật tử không ít người có liên hệ đến ngành kinh doanh. Để việc kinh doanh mang lại lợi ích cho xã hội, thì người Phật tử phải thông hiểu nguyên tắc đạo đức trong giáo lý nhà Phật; khi đó thì chỉ có lợi chứ không có hại. Nguyên tắc chính yếu đó là phải nhận thức đúng và hành xử tốt. Đúng là đúng với quy luật tự nhiên và quy định xã hội. Tốt là không hại mình hại người, hay lợi mình hại người.

Cũng chính vì nguyên tắc đó mà Phật giáo có hạn chế một số ngành kinh doanh có hại như kinh doanh ma túy, rượu bia, chất độc, vũ khí, sát sinh... Nếu doanh nhân không kinh doanh những thứ đó thì sẽ không gây tổn hại cho con người, cho xã hội, cho môi sinh và cho nền hòa bình thế giới.

Tất nhiên không có gì tuyệt đối. Tính đạo đức thực tế trong cuộc sống là tương đối vì chỉ cần hiệu quả tốt nhất chứ không thể hoàn hảo. Ví dụ như vua Trần Nhân Tông, khi chưa đi tu nhưng đã là Phật tử, đã hiểu rõ lẽ nhân quả, mà vẫn điều quân khiển tướng ra trận đánh giặc ngoại xâm. Trong hoàn cảnh đất nước cần người cầm quân đánh giặc, Phật tử Trần Nhân Tông là người biết rõ đạo lý mà hy sinh đi đánh giặc thì sẽ giảm thiểu tối đa tổn hại tài sản và nhân mạng cho cho cả hai bên, nếu để người cầm quân hung bạo hiếu sát thì sẽ gây ra vô số thiệt hại.

Là một trong những công ty mở đường tour Cô tô, Mộc Châu, Hà Giang, anh có khó khăn và thuận lợi gì?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là công việc lâu dài, tốn nhiều nguồn lực và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Trong đó, tổ chức đi du lịch chỉ là hoạt động nhỏ nhưng mang sức ảnh hưởng lớn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là công việc lâu dài, tốn nhiều nguồn lực và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Trong đó, tổ chức đi du lịch chỉ là hoạt động nhỏ nhưng mang sức ảnh hưởng lớn.

- Khó khăn là do những người dân ở những nơi này chưa quen làm du lịch, nên chúng tôi phải đến tận nơi để hướng dẫn, hỗ trợ họ. Nhưng một khi đã hợp tác được với nhau, đối tác sẽ rất trân trọng.

Hiện nay, Cô Tô hay Hà Giang đã trở thành những điểm đến ưa thích của các bạn trẻ. Tới mùa hoa tam giác mạch, mỗi ngày Hà Giang đón tới hàng nghìn khách tới tham quan, còn Cô Tô lại có nét hoang sơ, quyến rũ riêng nên rất hút khách vào mùa hè. Điều này cũng khiến rất nhiều các công ty du lịch khác quyết định mở tour tại đây và cạnh tranh với chúng tôi bằng cách giảm giá.

Vậy công ty anh có chiến lược gì để cạnh tranh?

- Quan điểm của tôi đã là thị trường thì phải có cạnh tranh. Đây là thị trường do chúng tôi khai phá, có đối thủ nhảy vào có nghĩa là mình đã làm tốt, là thị trường có tiềm năng để phát triển. Do đó, chúng tôi giữ vị trí của mình bằng cách đẩy mạnh marketing online, mang đến cho các khách hàng những giá trị gia tăng, và quan trọng nhất chính là chất lượng dịch vụ. Do đó, chúng tôi rất chú ý vào yếu tố con người. Hướng dẫn viên có cảm thấy vui vẻ, thoải mái mới có thể làm tốt công việc, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Anh có kế hoạch gọi vốn để tăng cường năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh không?

- Chúng tôi đang xây dựng một số dự án mới về du lịch và có kế hoạch gọi thêm partner, đóng góp về vốn và quan trọng hơn là đóng góp về mặt quản trị. Vì bạn thấy đó, chúng tôi tự tin về sức trẻ, chúng tôi có những con người trẻ trung, năng động, nhiệt tình, đó là yếu tố quan trọng để PYS có được ngày hôm nay. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi đã đi được một quãng đường nhất định, chúng tôi cần thêm những người có kinh nghiệm quản trị để giúp công ty đi được xa hơn.

Anh có lời khuyên gì đối với các bạn trẻ có ý định làm start-up? Đâu là yếu tố cần và đủ để khởi nghiệp?

Tôi cho rằng yếu tố đầu tiên chính là đam mê. Trong quá trình lập nghiệp, bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn, thử thách, nếu không có đam mê, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng.

Tôi cho rằng yếu tố đầu tiên chính là đam mê. Trong quá trình lập nghiệp, bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn, thử thách, nếu không có đam mê, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng.

Bài liên quan

- Tôi cho rằng yếu tố đầu tiên chính là đam mê. Trong quá trình lập nghiệp, bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn, thử thách, nếu không có đam mê, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng. Yếu tố thứ hai, và quan trọng không kém chính là việc bạn phải trả lời được câu hỏi “mình đang giải quyết vấn đề gì cho xã hội”. Nếu trả lời được, bạn sẽ đi đúng hướng.

Tôi khuyên các bạn muốn khởi nghiệp, sau khi ra trường hãy dành từ 3-5 năm đi làm tại các doanh nghiệp lớn để trải nghiệm, làm phong phú thêm vốn sống cũng như tìm ra đam mê thực sự của mình trước khi bắt đầu tự kinh doanh.

Tuỳ thuộc về chiến lược và bước đi của từng người. Đối với startup, tôi không nghĩ tiền là yếu tố quan trọng nhất, có nhiều startup về công nghệ hay dịch vụ không cần quá nhiều vốn, cái quan trọng nhất là chất xám bạn bỏ vào, niềm đam mê và kinh nghiệm sống của bạn tới đâu. Tất nhiên, nếu bạn muốn bùng nổ trong một thời gian ngắn thì vấn đề lại khác.

Tôi cho rằng, người đứng đầu doanh nghiệp phải là người luôn luôn cảm thấy đói, có đói thì mới có động lực để làm việc tiếp còn nếu cảm thấy no đủ thì bạn sẽ có tư tưởng muốn hưởng thụ. Mà khi mình hưởng thụ thì nhân viên sẽ chẳng còn tinh thần làm việc. Còn làm startup thì đương nhiên bạn sẽ đói, nhưng chính điều đó sẽ là động lực tập cho bạn thói quen nhìn người khác để phấn đấu.

Là một người có tìm hiểu về Phật giáo, vậy Đạo Phật đã giúp anh thay đổi như thế nào trong công việc?

- Đạo Phật có những giá trị về văn hóa, tinh thần, ứng dụng được trong cuộc sống, công việc và bất kể mọi thứ đều hữu dụng. Nếu mọi người hiểu sâu về đạo Phật thì làm gì cũng tốt. Làm chính trị, kinh doanh, vị trí nào trong xã hội cũng tốt. Kể cả người dọn vệ sinh cho đến những người làm việc mà xã hội coi là vất vả nhất, khó khăn nhất, nếu biết đến rất có lợi ích.

Trong kinh doanh, giáo lý nhà Phật giúp tôi coi trọng chữ Tâm, chữ Tín, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Giáo lý nhà Phật cũng giúp tôi học được chữ “ Nhẫn” để  vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng, bình tĩnh và biết lắng nghe hơn, xử lý những vấn đề trong công việc tốt hơn.

Trong kinh doanh tôi luôn theo nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật, với nền tảng giá trị cốt lõi là Trung thực – có trách nhiệm với Cộng đồng và Phát triển.

Xin cảm ơn anh và chúc anh thành công!

Công ty TNHH Du lịch và truyền thông giải pháp cho giới trẻ PYS Travel được thành lập từ năm 2010. Là một trong những công ty du lịch đầu tiên “khai phá” vùng đất du lịch nổi tiếng cho giới trẻ hiện nay như Cô Tô hay Mộc Châu. Sau 6 năm đi vào hoạt động, PYS Travel đã trở thành một trong những công ty du lịch uy tín.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Jun Phạm: "Tôi thích truyện tranh và đọc về Phật giáo"

Phỏng vấn 11:25 17/12/2024

Đối với ca sĩ Jun Phạm, các cuốn sách như những người bạn đã đồng hành cùng anh từ khi còn là cậu bé đến khi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng.

Á hậu Hạnh Nguyên chuyển hóa nội tâm nhờ sách về Phật pháp

Phỏng vấn 09:37 12/12/2024

Á hậu Hạnh Nguyên chia sẻ về hành trình ăn chay đến tìm hiểu Phật pháp, thói quen đọc 5-20 trang sách mỗi ngày, cùng những tác động từ sách Phật pháp đến tư duy, cách sống và công việc.

Đỗ Thành Tín: “Âm thanh có khả năng giúp kết nối, hồi sinh…”

Phỏng vấn 11:39 11/12/2024

Đỗ Thành Tín, chuyên gia chuông xoay, nghệ sĩ và là người tổ chức liveshow “Thanh âm mùa tái sinh” diễn ra vào lúc 12h ngày 12/12 sắp tới tại TP.HCM…

Trò chuyện với một người trẻ tập "thiền động", yêu cây

Phỏng vấn 15:56 07/12/2024

Ở Đà Nẵng, có một bạn trẻ vô cùng yêu cây, mơ góp sức mình cho màu xanh đất mẹ - vị Bồ-tát từ bi nuôi dưỡng vạn loài. Đó là nhiếp ảnh gia 9x Đặng Công Lợi. Anh là chủ nhân của Fanpage “Thành phố màu xanh” và một kênh Vlog lan tỏa lối sống xanh.

Xem thêm