Chàng trai không người thân thích và nguyện vọng hiến tạng ở tuổi 28
Chàng trai Phùng Văn Quân không biết mặt bố, mẹ cũng bỏ đi khi anh 2 tháng tuổi. Khó khăn, anh bỏ học kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng cả ông bà ngoại và anh trai đều ra đi mãi mãi. Giờ đây, hàng ngày đối mặt với bạo bệnh, anh vẫn gắng đi hát gây quỹ từ thiện giúp những mảnh đời bất hạnh.
Cuộc sống nghiệt ngã đến tột cùng của chàng trai cô độc
Tìm đến thôn Tri Lai, xã Đồng Thái (huyện Ba Vì, Hà Nội) khi nhắc đến anh Phùng Văn Quân thì ai ai cũng biết và xót xa cho số phận bất hạnh của chàng trai ấy.
Dù mới ở tuổi 28 nhưng anh Quân có vẻ bề ngoài tiều tuỵ, già hơn nhiều so với độ tuổi của mình. Căn nhà lụp xụp, nhỏ xíu nằm xa khu dân cư mà anh đang sống vốn dĩ trước đây là cái kho chứa đồ làm đồng ruộng của gia đình ông bà ngoại. Chẳng còn ai là người thân bên cạnh, nhiều năm qua, anh vẫn sống một mình hiu quạnh trong căn nhà ấy, gặm nhấm tủi hờn, đau đớn.
Sinh ra tại một vùng thôn quê, bố bỏ mẹ con Quân từ khi anh chưa chào đời. Khi anh được 2 tháng tuổi, mẹ anh cũng bỏ đi. Đến nay, anh cũng chưa một lần được gặp lại mẹ. Ngày qua ngày, hai anh em Quân được ông bà ngoại cưu mang, chăm sóc. Ông bà cũng chính là điểm tựa duy nhất mà hai anh em có.
Nam thanh niên qua đời hiến tạng cứu sống 6 người khác
Tuổi thơ của hai anh em Quân gắn liền với ông bà ngoại nhưng lại chẳng có bạn bè. Có lẽ, không ai muốn cho con mình gần gũi với "đứa mồ côi". Ngày tháng trôi đi, ông bà ngày càng tuổi cao, sức yếu, nhập viện liên miên. Anh trai Quân cũng mắc căn bệnh suy thận mãn tính từ khi lên 3 tuổi.
Hàng ngày nhìn cảnh ông bà lay lắt nuôi hai anh em, khiến Quân không thể kìm được lòng. Năm lên lớp 6, Quân quyết định tự ý nghỉ học để đi làm kiếm tiền, giúp đỡ ông bà và chăm anh trai bệnh nặng.
"Đi làm, kiếm tiền nuôi ông bà, nuôi anh", Quân chỉ nghĩ được vậy rồi nghỉ học. Thế nhưng, suy nghĩ đơn giản của cậu bé lên 12 tuổi ấy sớm bị dập tắt ngay sau khi "bước vào đời".
"Sau đó mình đi đến đâu xin việc họ cũng đuổi mình về. Người ta bảo mình tuổi này là tuổi học hành, chưa đến lúc phải đến nỗi đi làm kiếm tiền. Thậm chí nhiều người còn nghĩ mình là đứa trẻ hư hỏng, không chịu học hành bỏ nhà đi làm", anh Quân nhớ lại.
Con trai thay mẹ đăng ký hiến tạng cha để cứu người
Không xin được việc, Quân lại trở về nhà tay trắng. Khi ấy, dù còn nhỏ tuổi nhưng Quân có ý chí mạnh mẽ, Quân không chấp nhận số phận, không muốn ông bà phải khổ cực và nhìn anh trai ngày ngày phải chịu đau đớn. Thế rồi, Quân ra sông mò mẫm, ngụp lặn ở các con mương để bắt con cua, con cá bán lấy tiền chữa bệnh cho anh.
Khi thấy mình lớn hơn một chút, Quân đi xin được chân phụ hồ được bao ăn, bao ở nên tiền kiếm được Quân gửi về cho ông bà để chi tiêu gia đình, chữa bệnh cho anh.
Tưởng rằng cuộc sống cứ thế trôi đi trong yên bình bên người thân nhưng đến năm 2009, Quân nhận thấy sức khoẻ mình giảm sút lạ thường. Quân vẫn cố đi làm và chỉ nghĩ do mình làm việc quá sức nên mệt mỏi. Đến khi không còn sức lực nữa anh mới đến bệnh viện thăm khám.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh bị mắc căn bệnh suy thận quái ác: "Giai đoạn cuối rồi. Các bác sĩ bảo vậy, sức khoẻ sẽ ngày càng giảm sút, nhưng mình không dám nói với gia đình vì sợ ông bà và anh lo lắng. Khám xong mua thuốc rồi cũng đi về chứ không có ý định nằm viện vì mình đâu có tiền", anh Quân kể.
Hàng ngày anh vẫn cố gắng đi làm, khi trong mình vẫn đang phải đối mặt với căn bạo bệnh. Anh bảo, khi ấy anh là chỗ dựa duy nhất của ông bà ngoại và anh trai nên không thể từ bỏ. Cũng chính vì vậy, bệnh tình mỗi ngày một nặng hơn, nó tàn phá cơ thể anh từ một chàng trai trẻ trở nên tiều tuỵ và trông già đi.
Đau đớn hơn, năm 2011, anh trai anh Quân ra đi mãi mãi sau 19 năm chống chọi với bệnh tật khi mới bước sang tuổi 22. Các năm sau đó, ông bà ngoại anh cũng lần lượt ra đi. Anh chỉ còn một mình cô độc chống chọi với căn bệnh trong ngôi nhà nhỏ.
"Nhiều lúc mình có cảm giác thèm người nói chuyện lắm. Ước ai đó đến nhà mình nói những câu chuyện linh tinh thôi mình cũng vui rồi. Một mình trong căn nhà hiu quạnh, đêm xuống vắng lặng đến rợn người. Chắc mẹ mình sinh mình ra vào cung giờ xấu, cuộc đời mình không có được vui", Anh Quân tâm sự.
Từ một chàng trai nặng 60kg, cơ thể anh bị phù nề sưng lên 74kg, nhiều phần da trên cơ thể cung bị rạn thành từng mảng lớn.
Hơn 600 bác sĩ, cán bộ y tế đăng ký hiến tạng
"Khi mình không cố được nữa thì mong được hiến những phần lành lặn cho y học"
Nhắc về căn nhà nhỏ lụp xụp nơi mình đang sinh sống, anh Quân tâm sự: "Trước đây nó không phải là nhà. Đây vốn là cái kho chứa đồ đi làm đồng ruộng của ông bà ngoại. Ngày trước cậu của mình sống cùng ông bà ngoại nhưng cậu bị mắc bệnh tâm thần nên mỗi khi lên cơn cậu thường chửi bới, đánh đuổi bọn mình đi. Ông bà thấy thương quá nên cho bọn mình ra đây ở cho đỡ khổ", anh Quân kể.
"Sống thế này mình cũng phải đấu tranh tư tưởng nhiều lắm. Nhiều lần cũng chỉ muốn làm một liều thuốc ngủ cho xong nhưng suy nghĩ mãi lại thôi. Cũng may có âm nhạc, nhiều khi mình thở cũng khó khăn nhưng khi đỡ đau mình lại hát được. Âm nhạc cũng làm mình trở nên mạnh mẽ hơn", anh Quân tâm sự.
Đối mặt với muôn vàn bất hạnh nhưng anh Quân vẫn luôn nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. Anh tham gia vào một nhóm thiện nguyện rồi cùng một số thành viên khác đi hát tại một số hàng quán để lấy tiền gây quỹ từ thiện.
Hiến tạng cứu người: Phép mầu có ở mỗi người
"Khoảng hai tháng trở lại đây, sức khoẻ mình yếu quá nên không thể đi làm phụ hồ được nữa. Các hoạt động của nhóm thiện nguyện thì mình vẫn tham gia. Kinh phí xin được thì bọn mình hỗ trợ một số cụ già neo đơn và em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đợt vừa rồi, bọn mình cũng gác lại hoạt động hỗ trợ này để dồn kinh phí hỗ trợ đồng bào Miền Trung gặp bão lũ", anh Quân tâm sự.
Giờ đây, khi chỉ còn một mình, anh Quân chẳng còn mong ước nào to lớn cả. Anh bảo: "Nếu được ghép thận thì tốt lắm, nhưng mình không dám ước điều đó vì xa vời với mình. Giờ mình chỉ có nguyện vọng là nếu như đến một ngày nào đó, mình không còn cố gắng được nữa, thì mong được hiến các bộ phận khoẻ mạnh cho y học. Mình chỉ hỏng mỗi hai quả thận thôi mà, những bộ phận khác mình sẽ giữ gìn khoẻ mạnh", Quân nghẹn lại.
"Các bác sĩ bảo, nếu chạy thận sẽ tốt cho sức khoẻ mình hơn, nhưng mình không muốn vậy. Nếu chạy thận thì xác định mình phải gắn bó từ giờ tới khi chết đi ở bệnh viện. Mình muốn được làm những gì thấy thoải mái, tự do. Nếu ông trời muốn mình phải ra đi mình cũng đã sẵn sàng cho điều đó từ lâu rồi. Mình muốn cố gắng sống thật tốt những ngày còn khoẻ", anh Quân tâm sự.
Theo: Kênh 14
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm