Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/04/2024, 21:00 PM

“Chánh niệm là sức mạnh để bảo vệ ngành truyền thông Phật giáo đứng vững trong thời đại”

Đại đức Thích Minh Ân nhấn mạnh: Truyền thông chánh niệm thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ cá nhân. Nó giúp giải quyết xung đột một cách lành mạnh trên tinh thần “ẩn ác dương thiện”, “trồng hoa thơm để lấn áp cỏ dại”.

Sáng ngày 4/4/2024 (nhằm ngày 26/02 năm Giáp Thìn) các học viên khoá Bồi dưỡng Chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức, vô cùng hân hoan được cung đón Đại đức Thích Minh Ân - Ủy viên HĐTS, Phó chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN quang lâm thuyết trình đề tài “Thiết lập và ứng dụng truyền thông trên nền tảng chánh niệm”.

Đại đức Thích Minh Ân – Ủy viên HĐTS, Phó chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN thuyết trình tại khóa bồi dưỡng chuyên ngành TTTT năm 2024 tại Tiền Giang.

Đại đức Thích Minh Ân – Ủy viên HĐTS, Phó chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN thuyết trình tại khóa bồi dưỡng chuyên ngành TTTT năm 2024 tại Tiền Giang.

Tham dự buổi học sáng nay, có Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm, Trưởng ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban tổ chức khoá Bồi dưỡng và hơn 140 học viên cùng tham dự.

Buổi thuyết trình xoay quanh 3 vấn đề chính là: Khái niệm về “Chánh niệm”; Thiết lập và ứng dụng truyền thông dựa trên nền tảng chánh niệm và cách vượt qua những thách thức khó khăn khi làm truyền thông.

Chánh niệm là một khái niệm cốt lõi trong Phật giáo, đồng thời là một kỹ năng sống quan trọng trong thời đại số hóa hiện nay. Chánh niệm, được hiểu là sự tỉnh thức và nhận biết một cách đầy đủ, không phán xét về hiện tại, có thể áp dụng vào truyền thông để cải thiện mối quan hệ, tăng cường hiệu quả công việc, vượt qua những nguy cơ thách thức hiện nay và nâng cao chất lượng phụng sự trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo.

Nhận thức về thời điểm hiện tại giúp chúng ta lắng nghe một cách tích cực hơn, hiểu sâu sắc hơn thông điệp được truyền đạt và phản hồi một cách thích hợp.

Lắng nghe không phán xét điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm của lãnh đạo và của cộng đồng mà còn mở ra không gian cho sự chia sẻ và đồng cảm.

Phản hồi một cách chân thành từ trái tim, với sự nhận biết về cảm xúc của bản thân và người khác, giúp tạo ra một môi trường truyền thông tích cực và xây dựng các mối quan hệ bền chặt.

Bên cạnh đó, Đại đức còn hướng dẫn sử dụng chánh niệm vào truyền thông tại nơi làm việc, giúp giảm sức ép truyền thông và áp lực từ nhiều góc độ, tăng cường hiệu suất và thúc đẩy thành tựu nhiều Phật sự trong vai trò phụ trách.

Thật vậy, truyền thông chánh niệm thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ cá nhân. Nó giúp giải quyết xung đột một cách lành mạnh trên tinh thần “ẩn ác dương thiện”, “trồng hoa thơm để lấn áp cỏ dại”.

Chánh niệm giúp chúng ta tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn và tiếp cận thông tin một cách chính xác, từ đó có sự chọn lọc và lan toả một cách tích cực, hiệu quả các thông tin Phật giáo và những thành tựu Phật sự của địa phương.

Đại đức nhấn mạnh việc duy trì sự chánh niệm trong truyền thông đôi khi gặp khó khăn do các yếu tố bên ngoài và nội tại. Để vượt qua, cần có sự kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên và cam kết với bản thân. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà người làm truyền thông cần phải giữ gìn theo đúng tinh thần “Tâm trong - Trí sáng - Ngòi bút thép”.

Trong thời đại số hóa, việc sử dụng công nghệ một cách chánh niệm cũng là yếu tố then chốt để giúp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý Tăng Ni và cơ sở tự viện một cách tối ưu, đem đến nhiều hiệu quả tích cực; tuy nhiên vấn đề là kiến thức và trình độ chuyên môn cần phải thường xuyên được cập nhật và nâng cao.

Cuối cùng, Đại đức nhấn mạnh: “Chánh niệm là sức mạnh để bảo vệ ngành truyền thông Phật giáo đứng vững trong thời đại”, truyền thông dựa trên chánh niệm không chỉ là một phương tiện để cải thiện mối quan hệ và nâng cao hiệu quả công việc mà còn là một cách thức sống.

Bằng việc thực hành và áp dụng chánh niệm trong mọi khía cạnh của Phật giáo, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi tích cực, hướng tới sự cải thiện hiệu quả trong công tác truyền thông Phật giáo để lan toả các giá trị tốt đẹp về triết lý và thông điệp của Đức Phật cũng như góp phần truyền tải những thành tựu Phật sự của Giáo hội các cấp một cách chính xác và hiệu quả.

Như đã thông tin, Khóa Bồi dưỡng Chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức từ ngày 01 đến ngày 07/04/2024 tại chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho. Có 145 chư Tăng Ni cư sĩ Phật tử đăng ký theo học nhằm để trang bị thêm kiến thức chuyên môn để phục vụ cho Giáo hội và phụng sự nhân sinh.

Bài thuyết trình của cư sĩ Thiện Đức 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm