“Làm truyền thông là làm Phật sự, người thực hành phải có Phật tâm, phải có trí tuệ và nhiệt huyết”
Thượng tọa Thích Quảng Lộc nhận định: "Những hoạt động của người làm truyền thông Phật giáo phải lấy lợi ích của tập thể lên hàng đầu, lấy phục vụ làm niềm vui để lập công bồi đức, hoàn thành sự nghiệp tu tập."
Sáng ngày 01/4/2024, nhận lời thỉnh cầu của Ban Tổ chức khóa Bồi dưỡng chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã quang lâm thuyết trình chuyên đề về “Vai trò của người làm Thông tin Truyền thông Phật giáo trong thời hiện đại”.
Khóa Bồi dưỡng chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức tại chùa Vĩnh Tràng từ ngày 01 đến ngày 07/4/2024 với sự đăng ký tham dự của 135 Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử tham dự.
Đến với Khóa bồi dưỡng, Thượng tọa nhắc lại một số cách thức truyền thông của chư Tăng từ thời Đức Phật còn tại thế cho đến ngày nay. Thời kỳ đầu từ hình thức khẩu truyền nhưng kết quả mang lại vô cùng to lớn, giáo pháp Đức Phật từ đó lan tỏa khắp nơi; Thượng tọa cho rằng đó là nhờ vào sự truyền thông chân thực. “Tôi nghe như vầy” – (chính tôi được nghe như vậy) và đích thực là như vậy. Điều đó cho biết người làm thông tin phải tuyệt đối trân quý sự chân thực. Ngày nay có nhiều phương tiện truyền thông, công nghệ internet phát triển thì tính chân thực càng được đề cao hơn nữa. Có như vậy mới giữ vững được niềm tin của mọi người trên công đồng mạng rộng lớn.
Bài thuyết trình của Cư sĩ Thiện Đức
Người làm truyền thông cần phải phán ánh hết sức chân thực, không nên vì tư lợi mà đánh mất bản chất của người làm báo chí, mà đặc biệt lại là báo chí Phật giáo. “Chỉ có nói sự thật dân mới nghe, mọi người mới tin tưởng và theo mình” (Hồ Chí Minh).
Những hoạt động trên mạng xã hội không còn là “ảo” nữa, mà nó là thực, phản ánh toàn bộ cuộc sống đời thường của chúng ta. Hàng triệu người đang cần đến những người làm hoằng pháp để đem những tinh túy của Đức Phật đến với họ, giúp họ vơi bớt nỗi khổ niềm đau và những xung đột trong cuộc sống.
Phật giáo Việt Nam từ thời bắt đầu mới chấn hưng, chư Tôn đức đã luôn để ý đến vai trò của báo chí, nhiều tờ báo đã từ đó mà ra đời nhằm để phục vụ cho công cuộc hoằng pháp. Nhiệm vụ của ngành truyền thông là kết nối Tăng Ni Phật tử với Giáo hội, giữa Giáo hội và Chính quyền, đem Phật pháp vào gần hơn với cuộc sống của con người. “Truyền thông Phật giáo luôn gắn liền với công cuộc hoằng pháp của Giáo hội”, “dĩ huyễn độ chân” để đưa người vào biển Phật pháp.
Ngay nay ngành truyền thông có vai trò rất quan trọng trong quá trình hiện đại hóa Phật giáo và phát triển xã hội, góp phần giúp cho Phật giáo thích ứng kịp thời với xu thế của nhân loại. Chúng ta cần phải nắm bắt quá trình số hóa của xã hội để từ đó tiện nghi trong quá trình hoằng pháp.
Ngành TTTT cũng nên có những bài viết chuyên đề về cuộc sống đời thực của Tăng Ni, những tấm gương hiếu học hướng đạo của Phật tử trẻ để chuyển tải đến với cộng đồng. Những hoạt động của người làm truyền thông Phật giáo phải lấy lợi ích của tập thể lên hàng đầu, lấy phục vụ làm niềm vui để lập công bồi đức, hoàn thành sự nghiệp tu tập.
Giáo hội đã xem TT-TT là một kênh hoằng pháp. Vì vậy người làm truyền thông cần hết sức cẩn trọng, đừng để một số sơ thất cá nhân của mình mà làm ảnh hưởng đến uy tính chung của Phật giáo và Giáo hội. Làm truyền thông là làm Phật sự, vì vậy đòi hỏi người thực hành nhiệm vụ này phải có Phật tâm, phải có Trí tuệ và nhiệt huyết.
‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’
Đúc kết buổi thuyết trình, Thượng tọa Thích Quảng Lộc cho rằng người làm công tác TT-TT ngày nay phải có trách nhiệm trên các lĩnh vực sau:
- Phải chuyển tải bằng được giáo lý giải thoát của Đức Phật đến với cộng đồng.
- Truyền bá lòng từ bi của Đạo Phật, tinh thần thiện nguyện, phục vụ nhân sinh của Tăng Ni, Phật tử. Chư Phật ra đời, chư Tổ truyền đạo chỉ vì mang lợi lạc đến với nhân sinh.
- Truyền tải hình ảnh đẹp, thanh tịnh thoát tục, cương kỷ của Tăng Ni trong cuộc sống thiền môn đến với cộng đồng xã hội. Qua đó giúp cho mọi người hiểu rõ hơn nữa cuộc sống và sinh hoạt của Tăng đoàn.
- Xử lý khủng hoảng thông tin sai lệch, định hướng dư luận trên nền tảng chánh kiến để luận bàn. Đem lại niềm tin chân chánh cho Phật tử và góp phần giữ vững an ninh xã hội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm