Nỗi khổ trong đời, thứ nào nặng nhất?
Đến lượt rắn độc: Riêng tôi thì sự giận dữ là khổ hơn hết, mỗi khi giận là chẳng kể gì kẻ thân người sơ và lắm khi làm hại mình, hại người khác nữa. Giận dữ trong chốc lát mà di hại muôn đời. Các bạn có nhận ra như thế không?
Tại núi rừng yên lặng nọ có bốn con cầm thú, nương ở chung quanh là: chim cáp, chim quạ, con rắn và con nai. Có một đêm chúng nó tự hỏi nhau rằng mọi cái khổ trong đời thứ nào nặng hơn?
Chim quạ nhọn mồm có ý kiến trước:
Đói khát là khổ hơn hết, những khi đói khát thân ốm, mắt mờ, lòng dạ chẳng yên, trí óc lúc nào cũng lo nghĩ. Vì thế lắm khi thân buộc phải sa vào cạm lưới, chẳng tránh mũi tên nhọn được. Chúng ta tán thân thất mạng cũng chỉ vì đói khát.
Chim cáp lắc đầu không chịu nói:
Theo ý tôi vẫn chưa thấm gì! Dâm dục là khổ hơn hết. Mỗi khi sắc dục bức bách thì không chỗ nào là không nghĩ tới. Cũng do đó mà bị nguy thân thiệt mạng. Nó báo hại hơn cả, chết thì an thân đã đành mà nếu sống tên tuổi bị chôn vùi kẻ khác đều khinh dễ.
Tám nỗi khổ ở thế gian ai cũng phải nếm trải
Đến lượt rắn độc:
Riêng tôi thì sự giận dữ là khổ hơn hết, mỗi khi giận là chẳng kể gì kẻ thân người sơ và lắm khi làm hại mình, hại người khác nữa. Giận dữ trong chốc lát mà di hại muôn đời. Các bạn có nhận ra như thế không?
Cuối cùng, là con nai hiền từ ngây thơ lên tiếng:
Tôi cho sự kinh hãi là khổ hơn hết, tôi ở trong rừng, lòng tôi lúc nào cũng hồi hộp run sợ những kẻ thợ săn, chó săn, lang sói, hễ nghe có tiếng động phảng phất, thôi thì tuôn chạy bán sống bán chết, ruột gan tan nát, bỏ cả mẹ con. Lắm khi bị sa hầm, sụp hố, sa lầy, chân không còn cử động được, nguy hiểm đến cả tính mạng nữa là khác.
Đó là nói chuyện may mà chạy thoát được, rủi thì lúc nào cũng rủi không chết bằng tên bằng đạn thì chết vì chó cắn, chết vì hùm, beo. Thế nên so với ý kiến các bạn tôi cho sự kinh hãi lo sợ là nguy hiểm nặng nề hơn hết.
Nãy giờ Tỳ Khưu Tinh Tấn Lực nghe trọn cả câu chuyện. Ngài mời bốn con vật lại gần rồi nói:
Những điều các ngươi vừa nói đó chỉ là thứ khổ ngọn ngành, chứ chưa xét tới cái khổ cội gốc. Nỗi khổ trong thiên hạ không gì bằng cái Thân. Thân là cái món đồ để đựng mọi thứ khổ, cho nên ta bỏ tục xuất gia tu Đạo, chính vì muốn tiêu diệt ý tưởng xằng xiên, chẳng tham đắm thân tứ đại giả dối mục đích là dứt nguồn gốc đau khổ vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm