Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/08/2022, 12:32 PM

Cuộc đời có thật sự khổ đau hay không?

Tất nhiên, đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay do tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.

Người đã thật sự giác ngộ chỉ khổ thân chứ không khổ tâm, bởi vì thân và tâm có mối tương quan mật thiết với nhau, do đó những nỗi khổ ở thân sẽ tác động đến nỗi khổ ở tâm nếu không biết tu. Như khi thân đau nhức thì tâm trạng cảm thấy khó chịu, bực bội, dễ sinh ra nóng giận và hờn mát. Khi tâm buồn phiền, lo lắng quá mức thì cơ thể uể oải, mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.

Thông thường, người ta hay dùng từ “khổ đau” để chỉ chung cho nỗi khổ, niềm đau qua thân vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết rõ đau nhức là những gì khó chịu nơi thân và nỗi khổ tâm là ray rức, bực bội, tức tối và buồn phiền.

Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo và người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn giàu mà không được nên họ khổ. Người giàu muốn giàu thêm do lòng tham lam, nhưng khi giàu rồi họ lo sợ đủ thứ, sợ mất mát, sợ hao hụt, sợ trộm cắp, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng nên khổ. So ra, người giàu có nhiều nỗi khổ hơn vì phải tìm cách gìn giữ và phát triển thêm.

Nhiều người hay than rằng “sao tôi cực khổ quá vậy”. Họ gộp chung cực với khổ thành một trong khi bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta phân biệt, tính toán quá nhiều rồi ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả nhiều nhưng vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người giàu có nên ta khổ.

Ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ này, ta thích thứ kia, phần nhiều do thói quen chấp trước cho rằng cái hay suy tư nghĩ tưởng là ta. Ảnh minh họa.

Ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ này, ta thích thứ kia, phần nhiều do thói quen chấp trước cho rằng cái hay suy tư nghĩ tưởng là ta. Ảnh minh họa.

Có những người làm công tác cứu hộ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng nhưng vì trách nhiệm, vì tình thương nên họ không hề xem đó là nỗi khổ, niềm đau, chỉ mong làm sao cứu sống người.

Chúng ta thường than thở với nhau nhiều nhất là sự đau khổ, hễ đau là phải khổ và xem nó như một sự thật không thể thay đổi được từ xưa cho đến nay. Thay vì than vãn “khổ quá” thì ta hãy nên tìm ra nguyên nhân vì sao chúng ta đau khổ. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập mà ta phải luôn chịu sự tác động tương quan từ bạn bè, gia đình đến xã hội và cả thế giới với muôn loài vật.

Đối với những mất mát quá lớn, tất nhiên chúng ta cần phải có thời gian để chấp nhận và điều hòa trở lại bình thường. Có nhiều người hay than vãn trời mưa thật khổ, nắng quá cũng khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ và được nhiều người thương cũng khổ… Chúng ta hay đổ thừa hoàn cảnh làm cho mình khổ, thật ra không ai có thể làm cho ta khổ nếu ta biết được nguyên nhân của nó bằng hiểu biết đúng đắn.

Ngoài ra, chúng ta hãy nên thường xuyên luyện tập cho mình cách đối mặt với khó khăn, không trốn tránh cuộc sống và cũng đừng quá cầu mong sự an toàn để rèn luyện sức kham nhẫn của mình. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được gia đình, người thân bảo bọc quá đầy đủ, muốn gì được nấy sẽ dễ dàng vấp ngã trước biến động của cuộc đời.

Đúng, khổ đau là một thực tại không ai có thể chối cãi được nhưng tính chất của nó vốn không cố định. Suy cho cùng, ta cần phải biết ơn khổ đau bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh để ta có thể phát huy hết khả năng sẵn có nơi chính mình.

Nếu chúng ta không bị lạc đường trong đêm tối vô minh, ta sẽ khó biết mình sợ hãi đến mức nào. Nếu không bị người khác xúc phạm, ta sẽ khó biết mình nóng giận nhiều hay ít. Thông qua những chướng duyên nghịch cảnh của sự sống ta mới thấy rõ những nỗi khổ, niềm đau đã tìm ẩn sẵn bên ta bởi do cố chấp thân tâm này làm ngã.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng ta đều xứng đáng được thanh thản

Sống an vui 08:45 03/05/2024

Tỉnh táo một chút, điềm tĩnh một chút, nghĩ thoáng một chút thì trên đời này không có gì là không thể nhẹ buông. Và chúng ta đều xứng đáng được thanh thản!

Để thực sự hiểu về hạnh phúc, cần nhìn vào bên trong

Sống an vui 08:00 02/05/2024

Trong cuộc sống hiện đại, khát vọng hạnh phúc không phải là điều xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều khao khát được sống trong niềm vui, sự an ấm và hạnh phúc đích thực. Nhưng liệu chúng ta đã thấu hiểu đúng nghĩa của hạnh phúc hay chỉ là theo đuổi những cảm giác thoải mái, thoả mãn tạm thời?

Hãy vỗ về trái tim và tự nói rằng bạn yêu thương bản thân mình

Sống an vui 18:00 01/05/2024

Bạn có thể an ủi bạn bè, chia sẻ những gánh nặng cuộc sống và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Nhưng đôi khi, chính bạn lại quên đi việc quan tâm đến bản thân mình. Đó là lúc cần phải nhớ rằng, việc yêu thương và chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng.

Người phụ nữ đẹp nhất

Sống an vui 14:00 01/05/2024

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, một công ty mỹ phẩm nổi tiếng tổ chức cuộc thi "Người phụ nữ quanh tôi". Theo đó, người dự thi phải gửi đến những lá thư ngắn nói về người phụ nữ đẹp nhất mà mình đã gặp, đã quen biết hoặc đã cùng sống.

Xem thêm