Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/01/2022, 13:25 PM

Chỉ có yêu thương – Còn mãi với thời gian!

Năm tháng qua đi, ta và người, ai rồi cũng sẽ có những đổi thay theo dòng chảy của cuộc đời. Trên những chặng đường mà ta đi qua, đã để lại những gì cho người, để lại những gì còn mãi với thời gian?

Mỗi một người sinh ra đều có riêng cho mình một thế giới quan, nhân sinh quan. Mỗi người là một cá thể, một tính cách khác nhau và cũng sẽ trải qua những năm tháng của cuộc đời với những niềm hạnh phúc vô biên nhưng cũng xen kẽ những nỗi đau trong âm thầm, lặng lẽ mà chỉ có bản thân người đó mới cảm nhận được điều đó. Những biến cố thăng trầm mà ai trong cuộc đời cũng sẽ gặp phải và mong muốn có người thấu hiểu, có người cảm thông, có người san sẻ, có người cùng ta vượt qua những khó khăn trong nghịch cảnh. Vậy, để yêu thương một người trọn vẹn nhất đó là đặt bản thân mình vào nỗi đau và niềm vui của họ để hiểu và thương họ nhiều hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Thấu hiểu nỗi đau của một người là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng người đó. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương”.

Ta cần hiểu thấu được nhân sinh vô thường, đời người mong manh, trong vòng luân hồi sanh tử ta – người, được mấy lần gặp gỡ? Mỗi người đến với ta đều có nhân duyên cả, có người đi cùng ta một đoạn đường một ngày, vài tháng hay vài năm nhưng chẳng có ai đi cùng ta trọn một kiếp người. Nên chúng ta hãy trân trọng những giây phút hiện tại mà sống chân thành, yêu thương nhau khi còn có thể để mai này cách xa sẽ không phải hối tiếc về bất cứ điều gì. Đức Phật có dạy: “Này các Tỳ kheo, ngay cả các chúng sanh là các con thú ấy còn sinh sống có sự kính trọng, có sự phục tùng và có thái độ quan tâm lẫn nhau” [1].

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngay cả những loài chúng sanh khác cũng có được sự yêu thương lẫn nhau thì chúng ta không thể thiếu được chất liệu đó trong cuộc sống. “Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau”. Chỉ khi nào bản thân rơi vào tận cùng đau khổ hay hoàn cảnh ngặt nghèo thì ta mới biết được người khác đã phải hứng chịu và trải qua những gì. “Chính mình bị đánh đập, bị uy hiếp sẽ thấy đau đớn, khổ tâm như thế nào, thì những người yếu hơn các con, họ cũng không muốn chịu đựng sự bức bách, đau đớn cũng như thế ấy! Do đó, suy từ mình mà chúng ta không nên đánh đập, hay làm khổ người khác” [2]. Được làm thân người thì ai cũng sẽ có những cung bậc cảm xúc của chính mình, những gì bản thân không thích thì đừng bao giờ làm với người khác.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Thấu hiểu nỗi đau của một người là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng người đó. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương”

Trong cuộc sống, sẽ có những người chưa bao giờ làm mình khổ đau, nhưng cũng có một số người đã từng khiến mình phải hứng chịu biết bao cay đắng. Có những người rất dễ thương, ta thương họ nhiều nhưng cũng có một số người, tuy bản thân đã cố gắng mà vẫn không thương được. Đó là vấn đề chung của tất cả mọi người. “Vậy làm sao để thương được người khó thương? Cách duy nhất là quán chiếu để thấy rõ được hoàn cảnh của người đó, thấy được những khó khăn mà người đó đang kẹt vào, thấy được những gì mà họ đang phải gồng gánh, chịu đựng để vượt qua mỗi ngày” [3]. Nên ta hãy mở rộng lòng từ để thấu hiểu họ nhiều hơn, xem mọi người đều bình đẳng như nhau mà không có tâm phân biệt nào. Kẻ oán cũng như người thân, hãy dang rộng đôi tay để nâng đỡ người giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp này, để không ai bị bỏ lại sau lưng. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

“Hận thù diệt hận thù

Đời này không thể có

Từ bi diệt hận thù

Là định luật ngàn thu”

Chỉ khi ta đặt mình vào vị trí của họ thì ta mới biết họ cần gì, họ mong muốn gì và họ trải qua những gì rồi mang năng lượng từ bi, yêu thương đối đãi với họ thì bao nhiêu ân oán, thù hận nhờ đó mới được hóa giải.

Trong đời người, không ai chưa từng mắc lỗi lầm, vì tham sân si, vọng động, mê mờ, chấp thủ nên không giữ gìn được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, tạo không biết bao nhiêu tội lỗi, làm tổn thương đến không biết bao nhiêu người, đâu đó cũng do tâm phân biệt mà ra. Trong Kinh Trung Bộ: “Thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn: Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, duyên gì mà loài người có sự khác nhau, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ, có người nhiều bệnh, có người ít bệnh, có người xấu sắc, có người đẹp sắc, có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn, có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn, có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý, có người trí tuệ yếu kém, có người đầy đủ trí tuệ” [4]. Dẫu biết nghiệp lực của mỗi người mỗi sai khác nhưng chính vì sự nhìn nhận, thấu hiểu đến người có sự sai khác, dẫn đến tình thương của ta cũng có sự sai biệt. Trái tim ta luôn đủ chỗ để dung chứa tất cả, ngay cả những điều bản thân không thích, nhưng quan trọng ta có chịu mở lòng để chào đón họ hay không thôi!? Chính vì bản thân luôn dùng đôi mắt dò xét, phê phán để nhìn nhận người khác, do đó, tình thương của ta bị hạn chế. Là con người, ai cũng có những điều dễ thương và những điều chưa đẹp nên đừng vội ghét bỏ, xa lánh họ chỉ vì những điều chưa đẹp đó. Đừng vì định kiến xã hội, thiên kiến của bản thân, mà nhìn người khác một cách không trọn vẹn, rồi mãi gây tổn thương cho họ. Bao dung với những người mình không ưa để có một trái tim không biên giới, không gì có thể cân đo, đong đếm, để cảm nhận “tình yêu thương trong ta là vô tận”.

Năm tháng qua đi, ta và người, ai rồi cũng sẽ có những đổi thay theo dòng chảy của cuộc đời. Trên những chặng đường mà ta đi qua, đã để lại những gì cho người, để lại những gì còn mãi với thời gian?

Năm tháng qua đi, ta và người, ai rồi cũng sẽ có những đổi thay theo dòng chảy của cuộc đời. Trên những chặng đường mà ta đi qua, đã để lại những gì cho người, để lại những gì còn mãi với thời gian?

Trong Kinh Trung Bộ Phật dạy: “Các Tỳ kheo ở Kosambi, sống với nhau mà không tự thông cảm cho nhau, không chấp nhận thông cảm, họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải. Thế Tôn mới dạy các vị Tỳ kheo, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo an trú từ thân hành, khẩu hành, ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí” [5].

Đức Phật đã dạy cho chúng ta hiểu được, chỉ khi nào cảm thông, lắng nghe, thấu hiểu được họ đã phải đánh đổi, hi sinh và cố gắng ra sao, đã phải gồng gánh như thế nào để đạt được như vậy, thì ta mới thương họ một cách trọn vẹn mà chung sống hòa hợp. Chứ không phải chỉ nhìn thành quả cuối cùng rồi phê bình, trách mắng họ. Ta hãy học dùng lời ái ngữ, tâm thương yêu, sự quan tâm bằng cả tấm lòng mà đối đãi với nhau.

Ai trong đời cũng cần tình thương, muốn thương và muốn được thương… Nên nếu không thương được thì hãy xem như một người khách qua đường, đừng ghét bỏ hay vùi dập mãi một người, ân oán đến bao giờ mới hết? Từ ghét bỏ người mà ta khởi lên biết bao điều khó chịu, nghịch ý, rồi luôn kiếm chuyện để gây tổn thương cho họ. Khi sân giận nổi lên, ta không nhận ra được sắc thái trên khuôn mặt cũng theo đó thay đổi, gương mặt không còn xinh đẹp nữa mà trở nên xấu xí, dữ dằn. Ta sẽ nhìn nhận mọi việc không còn chính xác nữa mà chỉ theo cách nghĩ riêng ta, rồi giải quyết mọi việc theo dòng cảm xúc bất ổn.

Chúng ta cùng sống, cùng hít thở chung trong một bầu trời và cùng là con người với nhau nên hãy lan tỏa năng lượng từ bi và hoan hỷ, những năng lượng thiện lành đến với tất cả chúng sanh, để cùng nhau giải thoát mọi khổ đau, vượt lên trên nghịch cảnh của hiện tại. “Chúng ta đem tình thương trang trải đến tha nhân, đến chúng sanh với lòng bao dung rộng mở, sẵn sàng sẻ chia, đùm bọc với những người cơ hàn, người già nua không nơi nương tựa, tùy theo khả năng. Chúng ta luôn trân trọng, quý hóa những an vui, hạnh phúc của người khác cũng như của chính bản thân của mình” [6].

Khi chúng ta nhìn người khác qua lăng kính tham, sân, si, ta sẽ thấy họ thật nhiều xấu xa, nhỏ bé, tầm thường. Nhưng khi nhìn người khác qua lăng kính từ bi, trí huệ, ta sẽ thấy ta và mọi người cũng chẳng khác gì nhau, cùng chứa đựng không biết bao nhiêu là cái xấu cùng những điều tốt đẹp. Vậy, đừng ghét bỏ ai trong đời cả, khi ta ghét họ, chưa chắc họ sẽ biết được điều ấy, chỉ có mình ta phải khó chịu mà thôi. Nên hãy nuôi dưỡng lòng từ, tâm thiện lương của mình mỗi ngày để mang niềm vui đến cho tha nhân, đừng để ai phải vì ta mà chịu đau khổ. Bất kì thiện pháp nào cũng phải nuôi dưỡng, chăm sóc thì nó mới lớn mạnh. Nếu lòng từ không được nuôi dưỡng, chăm sóc thì mãi mãi sẽ không lớn mạnh và phát triển, mà ngày càng nguội lạnh đến dửng dưng, thờ ơ với nỗi đau của tha nhân, rồi vô tâm dần dần xuất hiện lúc nào không hay biết. Điều này đáng sợ, nguy hiểm biết bao?

Trong Kinh Trung Bộ: “Ba vị Tôn giả sống tại khu rừng Gosinga được Đức Thế Tôn đến thăm. Các vị ấy trình với Đức Thế Tôn, chúng con được an lành, chúng con sống với nhau được an vui, sống chung với nhau hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với con mắt thiện cảm. Chúng con khởi lên từ thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trước mặt và sau lưng với những ý nghĩ: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm” [7].

Để thiết lập một đời sống an vui, hạnh phúc, đong đầy tình thương thì ta phải sống một đời vì người, học tính khiêm cung, nhường nhịn, sẻ chia, lắng nghe và cảm thông cho nhau, nâng đỡ nhau giữa giông tố. Hãy dùng tâm hoan hỷ, thiện lành mà đối đãi với người để sống trọn vẹn một đời có ý nghĩa.

Ngay cả những loài chúng sanh khác cũng có được sự yêu thương lẫn nhau thì chúng ta không thể thiếu được chất liệu đó trong cuộc sống. “Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau”.

Ngay cả những loài chúng sanh khác cũng có được sự yêu thương lẫn nhau thì chúng ta không thể thiếu được chất liệu đó trong cuộc sống. “Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau”.

Thấu hiểu và vị tha theo tinh thần Phật giáo

Trong hiện thực, có những người mất niềm tin vào cuộc sống, họ nhạy cảm với mọi vấn đề và có những lúc không thể kiểm soát được hành động, lời nói của mình. Những lúc như thế, không phải là ta xa lánh, kì thị họ mà hãy an ủi, che chở, giúp đỡ họ tránh xa những bất an trong cuộc đời. Nếu họ là một người sống nội tâm, bạn hãy là một người thấu hiểu, nếu họ là một người muốn nói thì bạn hãy là người lắng nghe, nếu họ là một người thích sự vẹn toàn, thì hãy biến mình thành một người chu đáo… Cuộc sống, đôi khi chỉ cần như vậy mà thôi, vì nhau thay đổi, vì nhau hi sinh, vì nhau san sẻ để cùng bước qua những tháng ngày bình yên.

Thời gian không chờ đợi ai, nên ta phải biết quý trọng trong từng phút giây bên nhau. Bởi có rất nhiều người chưa biết quý trọng lại trở thành người xưa. Có rất nhiều người chưa kịp để tâm thì đã thành người cũ. Có những thứ mất đi, ta mới biết nó quý giá vì bản thân không biết trân trọng. Cuộc sống không bán vé khứ hồi – một khi mất đi, vĩnh viễn ta sẽ không có lại được.

Nên:

“Hãy sống cho trọn vẹn kiếp người

Vui buồn thành bại cũng qua thôi

Xuân xôn xao lá chờ Thu rụng

Sống để thương cùng, sống thảnh thơi”.

Chỉ có yêu thương, thấu hiểu mới tồn tại mãi với thời gian, mới lưu dấu cho ta những kỉ niệm đẹp trong đời. Bởi lẽ, “Năm tháng dài, hình hài rồi cũng mất – chỉ để lại đời, trọn vẹn một trái tim”!

Chú thích:

[1] Bhik.Samadhipunno, Định Phúc (biên soạn), (2019), Cuộc đời và những lời dạy của Đức Phật, Nxb. Hồng Đức, tr.181

[2] Đại đức Thiện Minh (2011), Châu ngọc trong ta, tập 1, Nxb. Tôn giáo, tr.81

[3] Thiền sư Nhất Hạnh, Lá Bối, Sống chung an lạc, tr.13

[4] Kinh Trung Bộ, Tập 2, phẩm Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt.  HT. Minh Châu (dịch) (2012), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, tr.539.[5]  Kinh Trung Bộ, Tập 1, Phẩm Kinh Kosambiya, HT. Minh Châu (dịch), (2012), VNCPHVN, Nxb. Tôn giáo, tr.394.

[6] Đại đức Thiện Minh (2011), Châu ngọc trong ta, Tập 1, Nxb. Tôn giáo, tr.148

[7] Kinh Trung Bộ, Tập 1, Phẩm Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò, HT. Minh Châu (dịch), (2012),VNCPHVN, Nxb. Tôn giáo, tr.260.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mỗi tần số năng lượng đều có vẻ đẹp riêng

Sống an vui 13:00 02/11/2024

Mỗi người trong chúng ta, dù sống giữa một thế giới chung, lại sở hữu một tần số năng lượng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt không ai giống ai.

Hãy để chính đời sống ta trở thành lời hùng biện đánh tan những thị phi

Sống an vui 07:45 02/11/2024

Thị phi là điều mà mỗi chúng ta sẽ có ít nhất vài lần đối diện trong cuộc đời, vì lẽ đơn giản sống ở đời chúng ta phải tiếp xúc với những người xung quanh. Trong lúc tiếp xúc thì không tránh khỏi những va chạm, ghen tỵ, và sự đố kỵ… từ người khác.

Hóa thân một kiếp cũng vì chữ duyên

Sống an vui 18:00 01/11/2024

Dẫu đời trôi chảy mênh mông/ Vui buồn cũng hóa dòng sông xuôi dòng/ Thân này một kiếp hư không/ Nào hay tan hợp cũng vòng tử sinh.

Đối diện thị phi bằng tâm thái an nhiên

Sống an vui 09:50 01/11/2024

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối diện với thị phi. Thị phi, dù là đúng hay sai, có thể dễ dàng khiến ta cảm thấy tổn thương, thậm chí mất đi niềm vui và bình yên trong tâm hồn. Vậy làm thế nào để đối diện với thị phi một cách an nhiên?

Xem thêm