Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/02/2014, 17:17 PM

Chia sẻ cùng các bạn trẻ về "Chất liệu cốt lõi của hạnh phúc và cuộc sống"

Sáng ngày 25/01/Giáp Ngọ (24/02/2014), tại phòng họp của công ty Sách Thái Hà số 53 phố Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐĐ.Thích Viên Ngộ đã có buổi chia sẻ Phật pháp về chủ đề “Chất liệu làm nên hạnh phúc và sự sống” đến với các phật tử trẻ yêu thích đọc sách.

Mở đầu buổi chia sẻ, Thầy đề cập đến những yếu tố tạo nên hạnh phúc theo quan niệm thông thường của một bộ phận giới trẻ. Đó là bằng cấp, tình yêu, sự thỏa mãn về vật chất.

Nhưng khi có những thứ đó, chúng ta đã có hạnh phúc hay chưa? Hay vẫn còn đó những áp lực tinh thần trong cuộc sống đè nặng lên tâm trí, bên cạnh cuộc sống đủ đầy cho phép họ hưởng thụ mọi thú vui dục lạc trên đời, họ thấy đau khổ bên trong vẫn chưa được triệt tận gốc.
 
Chúng ta xem lại, cách đây trên 25 thế kỷ, đức Phật đã giác ngộ những chân lý về nhân duyên sinh khởi tạo nên một sự vật, sự việc, về nhân quả đều đã được khoa học đời sau chứng minh và công nhận; quan trọng nhất là, chân lý đạo Phật đề cập chủ yếu về khía cạnh con người, giúp tháo gỡ nhiều khúc mắc trong cuộc sống.
   
Những hình thức giải trí mà lâu nay giới trẻ Việt Nam cho rằng có thể giúp họ nguôi ngoai những tâm trạng tiêu cực, thực ra những hình thức ấy giống như hòn đá đè lên những cọng cỏ dại. Có thể “cọng cỏ dại” phiền não trong tâm được khỏa lấp bằng mấy thú vui như đi ăn uống, đi mua sắm, nhưng mấy thú tiêu khiển đó chỉ mua vui được vài trống canh, cuộc vui nào – bữa tiệc nào cũng phải tàn, vậy nên “cọng cỏ dại” phiền não trong Tâm lại dấy khởi lên càng dày đặc hơn trước.
     
Diều đó cho thấy, phiền não cần được buông bỏ tận gốc với chân lý vô ngã : không có gì chứa ta trong đó, không có gì là của ta.

Chân lý vô ngã bắt nguồn từ nguyên lý nhân duyên sinh khởi : mọi vật, mọi sự việc có đủ nhân duyên thì được thành tựu, không đủ duyên thì nó không vững nên lại tan rã, vì vạn vật cấu thành một sự vật sự việc luôn biến chuyển từ dạng này sang dạng khác, vậy mọi vật mọi việc chỉ là tạm thời nương tựa vào nhâu, và có trong nhau.

Cuộc đời này không thể tồn tại một mình ai đó bên trong, mà còn cần nhiều người, nhiều điều kiện trợ duyên mà thành tựu được một sự kiện nào đó. Những điều kiện ấy ẩn tàng hay biểu hiện cũng tùy thuộc vào cách nhìn nhận.
     
Chân lý nhân duyên sinh khởi và vô ngã này giúp con người buông bỏ tâm lý cực đoan đang làm khổ họ như : hoặc là rất tự tin, hoặc là rất thất vọng, dằn vặt, tự ti. Không những thế, những giáo lý ấy còn làm phát khởi một sự biết ơn sâu sắc của mỗi người dành cho những điều kiện, những người trợ duyên cho thành quả về vật chất hay tinh thần của họ.

Thái độ biết ơn không những tạo nên sự điều hòa trong các mối liên hệ, mà còn có công năng đánh thức những hạt giống cao quý trong tâm hồn, và đốt cháy những năng lượng độc hại do con người vô tình lầm lỡ gây ra trong quá khứ. Một cuộc sống không còn ưu phiền và còn được yêu quý, có ai muốn không?
 
Trên lý thuyết, nguồn gốc của hạnh phúc là khi phiền não được tiêu trừ; vậy những gì ta có thể áp dụng vào thực tiễn để tiêu giảm phiền não, bên cạnh việc quán xét vô ngã và nhân duyên sinh khởi, đó là sống trong chính niệm, tỉnh thức. Sống tỉnh thức đó chính là tu Định – một trong ba môn học cơ bản của Phật giáo: Giới – Định – Tuệ.
   
Thế nào là tu Định? Định là tâm thái tĩnh lặng, hoàn toàn khác với trạng thái lăng xăng lúc nghĩ việc này lúc lo việc nọ của Tâm trí. Vậy việc cần làm là chọn một đối tượng để NIỆM, cho những dòng tâm tư lặng xuống, đó có thể là NIỆM PHẬT, NIỆM KINH, NIỆM HƠI THỞ. Không nhất thiết phải tìm cách can thiệp như đè nén, gác bỏ, mà chỉ cần kiên nhẫn  chờ đợi để những dòng tâm tư tự đến rồi tự đi; những tâm trạng đó không phải là chính ta, mà chỉ đơn thuần là tâm vô thường.
   
Việc này cũng giống như khi bạn NIỆM hơi thở. Bạn ngồi ngay ngắn và yên tĩnh, quán sát hơi thở đi vào và nhận biết đó là thở vào và ngược lại, không để dòng suy nghĩ nào chen ngang; có thể đếm hơi thở vào là 1, hơi thở ra là 2, và cứ thế vừa thở sâu và đều, vừa NIỆM nhớ luân phiên như vậy.
   
Vì sao Định lực lại cần thiết như vậy? Vì tâm thái bình lặng, tỉnh thức mới khai sinh ra Trí tuệ, giúp ta tỉnh thức dù chỉ trong một vài phút, một vài phút ấy người đó chính là Phật, Phật là TỈNH THỨC biết mình đang làm gì một cách cẩn trọng, điềm tĩnh, Phật đâu ở đâu xa? Vậy nên 2 chữ TỈNH THỨC, viết tắt là TT, xin hãy dán 2 chữ TT ấy dưới đôi chân, hay vào hai bên tai, hoặc vào bất cứ nơi nào mình hay để ý đến, khi mình đang đi đứng hay làm gì, dù có đang mơ màng viển vông, khi nhìn xuống hai  chữ TT, ngay lập tức mình “ Hello TT – Tỉnh thức”, và trở về với thực tại và chính con người thật của mình. 
     
Bởi 2 chữ TT là viết tắt của TỈNH GIÁC, nhưng đó cũng có thể là viết tắt của TÌNH và TIỀN – rắc rối của thời đại. Nếu không có tỉnh thức, con người sẽ bị khổ đau bởi TÌNH & TIỀN.
     
Hạnh phúc của đời người được làm bằng chất liệu Trí Tuệ. Đó là cốt lõi của sự sống. Bởi sống có GIỚI – ĐỊNH – TUỆ thì sống ở đâu cũng hạnh phúc, sống với THAM – SÂN – SI thì dù sống ở những nơi phồn hoa, hiện đại cũng vẫn đau khổ. Vì vậy, tu là thay đổi hành vi và nhận thức. 
     
Bài giảng kết thúc, Thầy tiếp nhận những câu hỏi từ các bạn trẻ. Một câu hỏi : “Bạch thầy, con có một người bạn muốn làm nhiều việc có ý nghĩa cho mọi người trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để  phân biệt ý nguyện đó với tham vọng, và làm thế nào để tránh khỏi đau khổ nếu một lúc nào đó ý nguyện của bạn ấy gặp trục trặc?”. Thầy trả lời bằng một câu nói ý nghĩa “Dục như ý túc”. Câu này có nghĩa là nếu ta biết liệu những gì chúng ta muốn làm phù hợp với điều kiện khả năng của ta, thì mọi sự đều được như ý.
   
Buổi chia sẻ Phật Pháp hoàn mãn một cách an lạc trong tình đạo vị, đại diện công ty Sách Thái Hà có món quà Pháp vị cúng dàng Thầy, để tỏ lòng biết ơn thầy đã ban cho các bạn trẻ nhiều hiểu biết bổ ích đối với cuộc sống.
   
Đáp lại tình cảm của các bạn trẻ, Thầy cũng tặng 8 cuốn sách “Hạnh phúc hay cách nhìn” cho 8 bạn trẻ mới đến với CLB Sách Thái Hà, và tặng đĩa “Hạnh phúc hay cách nhìn” và “Cẩm nang Phật tử”. 

Tin: Diệu Hòa, ảnh: Phương Túy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm