Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chiếc chuông đồng và công tác quản lý

Mới đây, dư luận cả nước nói chung, giới phật tử nói riêng vô cùng bức xúc và phẫn nộ trước thông tin ông Nguyễn Quốc Bằng, sinh năm 1972, pháp hiệu Thích Thanh Thuần, là sư trụ trì chùa Phủ Long, thôn Tiên Động, xã Tiền Phong, Thanh Miện, Hải Dương đã ăn trộm chuông cổ bán với giá 9 triệu đồng.

                                        Hình: Chùa Phủ Long 
Đây không phải là lần đầu tiên một vị trụ trì đã hành động táo tợn đi ngược lại tôn chỉ cao đẹp của Phật giáo, bởi trước đó dư luận đã từng xôn xao về việc một vị trụ trì công khai nhậu thịt chó, uống rượu thường xuyên, tự ý phá vỡ thiết kế cổ xưa của ngôi chùa có tự trăm năm. Tại một tỉnh miền Tây, một nhà sư đã bị phát hiện quan hệ bất chính và đã “biến mất” sau khi dư luận phản ứng gay gắt. Tại một số cơ sở thờ tự khác, nhiều vị sư trụ trì đã bị phát hiện biến tiền “công đức” vào túi riêng của mình”, một số ít nhà tu hành khác vi phạm giới cấm do sống buông thả thiếu đạo đức đã từng bị phanh phui.
                               Hình: Ông Nguyễn Quốc Bằng
Tất nhiên gieo gió thì gặt bão, đó là qui luật bất di bất dịch trong triết lý của nhà Phật; cụ thể người vi phạm sẽ phải hứng chịu hậu quả do chính mình đã gây nên, cụ thể từ cái nhìn của dư luận, từ những bản án của luật pháp hiện hành.

Điều đáng nói ở đây là công tác quản lý của Ban Trị sự Phật giáo các cấp và chính quyền địa phương trong thời gian qua như thế nào? Nếu vụ việc ăn cắp chuông đồng không bị phát hiện thì chuyện gì sẽ xảy ra? Và liệu đây mới chỉ là trường hợp đầu tiên người đánh cắp cổ vật chính là người được giao phó quản lý tại các chùa? Câu hỏi thật khó có câu trả lời tức thì, bởi hiện nay trên phạm vi cả nước có quá nhiều cơ sở thờ tự tọa lạc tại các tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện, xã, phường, thị trấn... thậm chí có mặt tại các ấp, khu vực, khối, phum, sóc, bản làng... Và chưa có một số liệu thống kê cụ thể về những cổ vật đang có mặt tại các cơ sở thờ tự.

Ai bảo vệ cổ vật, các thiết chế trong các ngôi chùa? Câu trả lời chính là các nhà sư và người có trách nhiệm cao nhất là các vị sư trụ trì. Thực tế cho thấy có nhiều ngôi chùa cổ đang sở hữu những cổ vật có giá trị lịch sử quý hiếm, giá trị trên thương trường lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng không được bảo vệ nghiêm ngặt, an toàn dẫn đến tình trạng bị kẻ gian đánh cắp mà các phương tiện truyền thông đã đưa tin. Và chuyên mất cắp cứ tiếp diễn như một sự thách thức mà chính quyền địa phương lẫn các ngôi chùa vẫn đang trong tình trạng “lực bất tòng tâm”.

Vấn đề tiếp theo là dù một số nhà tu hành vi phạm giới cấm, vi phạm luật pháp có hệ thống, kéo dài, ai ai cũng rõ nhưng việc xử lý quá chậm chạp, còn đùn dẩy lẫn nhau giữa Ban Trị sự và chính quyền địa phương dẫn đến hậu quả khó lường, minh chứng là trường hợp của ông Nguyễn Văn Bằng, người vừa bị bắt vì tội danh đánh cắp chuông chùa đem bán đã bị chính quyền địa phương phát hiện sử dụng ma túy thời gian dài và đã từng bị công an huyện triệu tập nhiều lần. Vậy mà trong suốt thời gian ấy, BTS Phật giáo ở đâu? Chính quyền xã Tiền Phong ở đâu?

Dư luận đặt câu hỏi: liệu còn bao nhiêu nhà tu hành đang vi phạm giới cấm, vi phạm luật pháp đang tu tập, nương náu, thậm chí đang quản lý, điều hành ở các cơ sở thờ tự trên phạm vi cả nước? Đã có bao nhiêu cổ vật đã chảy máu theo kẻ gian chưa được thống kê, báo cáo? Lãnh đạo Phật giáo các cấp sẽ làm gì để rà soát lại nhân sự chủ chốt và các biện pháp bảo vệ, quản lý cổ vật và các thiết chế khác. 

Và cần lắm một sự quan tâm đồng hành bảo vệ cổ vật từ chính quyền các địa phương bởi những nhà tu chỉ có trong tay những bộ áo cà sa, những bộ kinh Phật và tấm lòng thánh thiện thì không thể tự bảo vệ mình, bảo vệ cổ vật của chùa trước bọn xấu hung hãn, mưu mô đang rình rập để ra tay trộm cắp.

Song Anh 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Phật pháp và cuộc sống 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật pháp và cuộc sống 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Phật pháp và cuộc sống 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Xem thêm