Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/07/2020, 09:13 AM

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Các nhà khảo cổ học phát hiện những mảnh xương có niên đại hơn 1.000 năm được cho là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được táng trong quan tài rất nhỏ bằng vàng cất giấu trong hầm mộ dưới lòng đất tại Cam Túc, Trung Quốc.

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Theo Live Science, mảnh xương sọ nằm ẩn bên trong một mô hình tháp an táng có niên đại hơn 1.000 năm. Tháp này được đặt giữa hòm sắt trong chiếc rương đá ở hầm mộ dưới chân tháp Lưu Ly thuộc chùa Đại Báo Ân tại Nam Kinh, Trung Quốc. Những chữ khắc trên rương khẳng định mảnh xương sọ là một phần di cốt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

VNE-Stupa-1-8182-1467619172

Chiếc tháp có thiết kế tinh xảo, làm từ vật liệu gỗ đàn hương, vàng và bạc, phủ đá quý làm từ thủy tinh, pha lê, mã não và lưu ly. Tháp cao 117 cm và rộng 45 cm. Theo dòng chữ khắc bên ngoài rương đá, tháp chứa di cốt được xây cất dưới thời hoàng đế Chân Tông của triều Bắc Tống (năm 997-1022). Chữ trên tháp bao gồm tên những người quyên tiền và vật liệu xây dựng công trình cũng như tên một số thợ xây.

Một nhóm nhà khảo cổ từ Viện khảo cổ học Nam Kinh khai quật hầm mộ từ năm 2007 đến 2010 với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia đến từ các viện khác ở Trung Quốc. Chi tiết về phát hiện được công bố bằng tiếng Trung trên tạp chí Wenwu năm 2015 trước khi được dịch sang tiếng Anh ở tạp chí Di chỉ Văn hóa Trung Quốc (Chinese Cultural Relics).

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những mảnh xương 1000 năm tuổi được cho là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, cũng tìm thấy một bộ sưu tập 260 bức tượng Phật cao tới 2m.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những mảnh xương 1000 năm tuổi được cho là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, cũng tìm thấy một bộ sưu tập 260 bức tượng Phật cao tới 2m.

Các nhà khảo cổ học chưa rõ mảnh xương sọ có thực sự thuộc về Đức Phật hay không. Dù vậy, mảnh xương đặt tại chùa Thê Hà ở Nam Kinh vẫn được các nhà sư thờ phụng với lòng thành kính.

Chữ khắc trên rương đá được viết bởi Hòa thượng Đức Minh. Theo Hòa thượng Đức Minh, sau khi Đức Phật nhập vào cõi niết bàn, cơ thể ngài được hỏa táng gần sông Hirannavati ở Ấn Độ. Hoàng đế cái trị Ấn Độ thời đó là Ashoka (trị vì từ năm 268 đến 232 trước Công nguyên) quyết định bảo quản di cốt của Đức Phật bằng cách chia thành tổng cộng 84.000 phần. Trung Quốc được giao lưu giữ 19 phần, bao gồm mảnh xương sọ.

Năm phận sự của Đức Phật

VNE-Stupa-2-5006-1467619172
Chiếc tháp cũng bao gồm nhiều dòng chữ khắc nêu tên những người quyên góp tiền và vật liệu trong quá trình xây dựng.

Chiếc tháp cũng bao gồm nhiều dòng chữ khắc nêu tên những người quyên góp tiền và vật liệu trong quá trình xây dựng.

Mảnh xương sọ được cất giữ trong ngôi chùa từng bị chiến tranh liên miên phá hủy cách đây 1.400 năm. "Các phần di tích nền móng của chùa nằm rải rác trên bãi cỏ. Ở thời loạn lạc, dường như không ai quan tâm tới sự vụ nhà Phật", Hòa thượng Đức Minh viết.

Hoàng đế Chân Tông đồng ý xây dựng lại chùa và quyết định táng mảnh xương sọ Đức Phật cùng di cốt các vị Phật khác ở hầm mộ dưới lòng đất tại chùa. Lễ táng được cử hành vào ngày 21/7/1011 theo nghi thức long trọng và công phu nhất.

Quan tài bạc được tìm thấy bên trong tháp, cao 20 cm và dài 18,4 cm.

Quan tài bạc được tìm thấy bên trong tháp, cao 20 cm và dài 18,4 cm.

Chiếc quan tài bạc trang trí hình các vị thần cầm kiếm canh giác. Ngoài ra quan tài còn có hình những nữ thần Apsara đang chơi nhạc cụ.

Chiếc quan tài bạc trang trí hình các vị thần cầm kiếm canh giác. Ngoài ra quan tài còn có hình những nữ thần Apsara đang chơi nhạc cụ.

Theo các nhà khảo cổ, mảnh xương sọ của Đức Phật được đặt trong quan tài cực nhỏ bằng vàng. Chiếc quan tài này lại được đặt trong một quan tài bạc khác. Sau đó, quan tài bạc được đặt vào trong tháp chứa di cốt.

Người con Đức Phật

Chiếc quan tài vàng được đặt bên trong quan tài bạc, cao 7,8 cm và dài 12,4 cm, lưu giữ mảnh xương sọ Đức Phật

Chiếc quan tài vàng được đặt bên trong quan tài bạc, cao 7,8 cm và dài 12,4 cm, lưu giữ mảnh xương sọ Đức Phật

Quan tài nhỏ bằng vàng và bạc trang trí họa tiết hoa sen, chim phượng hoàng và các vị thần cầm kiếm canh gác. Bề mặt các quan tài này cũng có hình ảnh những nữ thần Apsara đang chơi nhạc cụ.

Tháp chứa di cốt nằm giữa một hòm sắt đặt trong rương đá.

Tháp chứa di cốt nằm giữa một hòm sắt đặt trong rương đá.

Mảnh xương sọ Đức Phật được đặt trong quan tài vàng cùng bình pha lê và một hộp bạc. Bề mặt tháp chứa di cốt chạm khắc nhiều hình ảnh Đức Phật cùng với cảnh tượng mô tả những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật từ khi ngài sinh ra cho đến khi nhập cõi niết bàn.

Hầm mộ lưu giữ tháp chứa hài cốt nằm dưới chân tháp Lưu Ly trong khuôn viên chùa Đại Báo Ấn.

Hầm mộ lưu giữ tháp chứa hài cốt nằm dưới chân tháp Lưu Ly trong khuôn viên chùa Đại Báo Ấn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm