Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/06/2020, 15:33 PM

Người con đức Phật

Trong luật tạng có dạy không được thuyết pháp cho người; không cung kính, chỉ thuyết pháp khi được thỉnh cầu. Nói pháp không đúng chỗ sẽ làm mất đi giá trị của đạo lý, một thứ vốn rất cao quý trên đời. Và cũng có nghĩa là: "Không được thuyết pháp khi người ta chưa sẵn sàng nghe".

“Người của Phật”: một tiếng nói nghĩa nhân chân thật

Hãy giác ngộ ngay chính trên quê hương của mình, hãy giác ngộ trên chính mảnh đất tâm của mình. Phật không bao giờ rời xa nhân thế mà những người con của Ngài tự biết giữ mình, giữ mình giữa bùn lầy, giữ mình giữa miệng đời, giữ mình như một cánh sen đản sinh.

Hãy giác ngộ ngay chính trên quê hương của mình, hãy giác ngộ trên chính mảnh đất tâm của mình. Phật không bao giờ rời xa nhân thế mà những người con của Ngài tự biết giữ mình, giữ mình giữa bùn lầy, giữ mình giữa miệng đời, giữ mình như một cánh sen đản sinh.

Ngày xưa khi Phật con tại thế, đức Phật thuyết giảng ở trong một thánh hội trước hàng ngàn Tỳ kheo và đại chúng. Thoạt nhiên Phật ngồi tĩnh toạ lặng im không nói gì! Sau một hồi lâu, có những vị bị động tâm mà lung lay, tâm không yên, cứ quấy động rộn lên, mất sự thanh tịnh trong đàn tràng. Bởi vì hàng ngày cứ tới đúng giờ này Phật đã giảng pháp rồi, thế mà cớ gì tại sao hôm nay đức Phật không có chuyện để ban tuệ giác, cái thấy chánh tri kiến cho hàng hậu học. Phật cứ vẫn khép mắt lại im lìm thiền định, diệu pháp vẫn con ẩn sâu trong Phật thức của đức Từ Phụ. 

Không lẽ Ngài muốn truyền đi thông tư "Pháp đã nhiều, ta nói ròng rã suốt 49 năm, các con vẫn cảm thấy chưa thấm hay sao?". Thế là thân giáo Phật chỉ muốn chúng sinh thực hành miên mật để có Văn Tư Tu. Có vị thị giả thì tức tối hối tiếc vì đã lâu họ đã vô tâm xao lãng việc học pháp, có đệ tử thì bỗng tỉnh thức, nhận ra lại con đường ta đi đang bị hụt hẫng, vắng thiếu chánh niệm. 

Trong luật tạng có dạy không được thuyết pháp cho người không cung kính, chỉ thuyết pháp khi được thỉnh cầu. Nói pháp không đúng chỗ sẽ làm mất đi giá trị của đạo lý, một thứ vốn rất cao quý trên đời. Và cũng có nghĩa là: "Không được thuyết pháp khi người ta chưa sẵn sàng nghe".  Hội linh sơn thù thắng ấy, đó là nguồn cội chân lý "ngồi giữa gió xuân". Chúng ta chỉ có ngồi yên lành vậy thôi thì đã làm lợi lạc, đem ngọn gió thanh lương mát mẻ lan tỏa khắp chốn trần lao. Để ngồi được như Phật, để có làn gió mới của mùa xuân tuyệt đẹp thì ta cần thường xuyên chăm sóc vườn tâm, khu vườn đời đạo luôn gắn nối với tự nhiên. 

Đức Phật là con người có thật, là con người bằng da bằng thịt, có cha mẹ từ nghìn kiếp tái lai. Muốn truyền cho chúng sinh cái mà Như Lai đã chứng ngộ

Đức Phật là con người có thật, là con người bằng da bằng thịt, có cha mẹ từ nghìn kiếp tái lai. Muốn truyền cho chúng sinh cái mà Như Lai đã chứng ngộ "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".

Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập Niết bàn của Phật Thích Ca

Cánh hoa sen đức Phật giơ cao lên "Liên hoa vi tiếu" là sức mạnh tâm linh, xuyên thấu mọi bản tâm, ngã nhân vô thường. Không cần phải nói nhiều, không cần phải diễn bày, chẳng cơ cầu đúng hay sai... Ta lại liễu ngộ bất nhiên trong cái cõi luân hồi. Chính nụ cười thiền ấy, là Pháp tối thượng, chính cành hoa sen bùng nở ấy là đạo lý, là hương thơm tự tại giải thoát. 

"Cõi này cũng có trăng sao

Có ngàn vạn lối đi vào Như nhiên" 

Đức Phật là con người có thật, là con người bằng da bằng thịt, có cha mẹ từ nghìn kiếp tái lai. Muốn truyền cho chúng sinh cái mà Như Lai đã chứng ngộ "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Hãy giác ngộ ngay chính trên quê hương của mình, hãy giác ngộ trên chính mảnh đất tâm của mình. Phật không bao giờ rời xa nhân thế mà những người con của Ngài tự biết giữ mình, giữ mình giữa bùn lầy, giữ mình giữa miệng đời, giữ mình như một cánh sen đản sinh. 

Michigan - USA

Bảo Pháp 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm