Chiêm bái bảo pháp Cửu phẩm Liên hoa chùa Động Ngọ
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ ở xã Tiền Tiến (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn hình dáng và kiến trúc ban đầu. Tòa tháp có niên đại từ thế kỷ 17 đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2016.
> Đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo Việt Nam
“Nguyện sinh Tây phương tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh
Bất thoái Bồ Tát vi bạn lữ”.
Bốn câu trên được trích trong “Diệu Pháp Liên Hoa kinh”, dịch nghĩa rằng:
“Nguyện sinh trong nước Cực Lạc
Chín phẩm đài sen là Cha Mẹ
Hoa nở thấy Phật hiểu/ Không sinh
Bất thoái Bồ Tát là chúng bạn”.
Không chỉ xuất hiện trong Kinh pháp, hình ảnh Cửu phẩm Liên Hoa còn hiện hữu đi vào đời sống tâm linh của người Việt.

Chùa Động Ngọ ngàn năm tuổi miền quê vải Thanh Hà
Kiến trúc và đặc điểm thờ phượng hệ của phái Khất sĩ
Trải qua hơn 1.000 năm, chùa Động Ngọ (thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) còn lưu giữ tòa Cửu phẩm Liên Hoa được dựng từ thời Lê. Theo trụ trì chùa Đồng Ngọ, Đại đức Thích Thanh Thắng, tòa Cửu phẩm do Hòa thượng Chân Nguyên tạo dựng vào năm Chính Hòa thứ 13 (1692).

Tam quan chùa Động Ngọ
Hòa thượng Thích Chân Nguyên tên thật là Nguyễn Nghiêm (tự là Đình Lân), sinh năm 1647 tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến của đất vải Thanh Hà. Để xây dựng tòa cửu phẩm này, ông đã đi khắp nơi tìm thợ, trong đó có cả những nghệ nhân tên tuổi từ kinh đô. Công trình được khởi công xây dựng năm 1688, đến năm 1692 mới hoàn thành. Tòa Cửu phẩm Liên Hoa chùa Đồng Ngọ nằm giữa tam bảo và nhà tổ.

Bảo pháp quốc gia Cửu phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ
Độc đáo kiến trúc những ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm
Theo tấm bia “Kiến khai Cửu phẩm Liên Hoa bi ký” (1692) lưu giữ ở chùa, cây Cửu phẩm cao trên 5m, mặt cắt 6 cạnh đều, 9 tầng tượng trưng cho 9 bông hoa sen xếp chồng lên nhau. Mỗi mặt tháp được gắn 3 pho tượng Phật, ở giữa là Phật A Di Đà, hai bên là tượng Quan Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát, cũng có cạnh là tượng Phật A Di Đà và Văn Thù, Phổ Hiển Bồ Tát, tổng số 163 pho tượng. Các tượng có kích cỡ bằng bắp tay được tạo tác bằng gỗ, thếp vàng vô cùng tinh xảo.

Những pho tượng dưới chân bảo tháp
Tòa cửu phẩm được đặt trong nhà phẩm vuông, 2 tầng 8 mái, được thiết kế theo kiểu đền, đình truyền thống. Toàn bộ tòa Cửu phẩm Liên Hoa là một công trình kiến trúc kỳ thú. Cũng theo đại đức Thích Thanh Thắng, trong 163 pho tượng cổ trên tòa cửu phẩm đã bị kẻ gian lấy mất 60 pho. Những pho tượng hiện giờ đều mới được làm khi trùng tu.
Đại đức Thích Thanh Thắng cho biết, cây cửu phẩm này được đặt trên chân cột đá hình hoa sen. Ngày trước truyền lại, tòa Cửu Phẩm có thể quay tròn quanh trục. Qua thời gian, đến nay tòa cửu phẩm không còn quay được nữa. Được biết, trong 163 pho tượng cổ trên tòa cửu phẩm đã bị kẻ gian lấy mất 60 pho và được bổ khuyết lại khi trùng tu.
Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bát Tháp giữa lòng Thủ đô

Khung cảnh chùa Động Ngộ đẹp và thanh bình, đậm chất văn hóa làng quê đồng bằng Bắc Bộ
Tòa Cửu phẩm Liên Hoa là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và lâu đời nhất tại chùa Đồng Ngọ hiện nay. Nhà Cửu phẩm nơi đặt tòa tháp Liên Hoa có diện tích 69m2, được xây dựng bằng gỗ quý, có 4 mái chồng diêm với những đầu đao cong tạo sự thanh thoát, nhẹ nhàng. Cửa chính vào chùa xây kiểu gác chuông hai tầng, trên có treo một quả chuông cao 1,5m, đúc năm Gia Long thứ 12 (1813). Bước qua cổng chùa, tòa tiền đường uy nghi 5 gian 2 chái, cửa bức bàn của chùa khiến nhiều người choáng ngợp.
Chùa Động Ngọ hiện được trùng tu, tôn tạo khang trang, đẹp đẽ. Nhà tam bảo chùa Động Ngọ rộng 4 gian có 21 bức tượng thờ xếp thành các lớp tôn nghiêm, đặc sắc. Sau tam bảo là tổ đường 3 gian 4 mái, tọa lạc trên nền rất cao, mặt nhìn ra cây đại cổ thụ trên 300 năm tuổi.
Theo dòng chữ khắc trên nóc chùa: “Thái Bình nhị niên thừa Khuông Việt chỉ truyền hạ chiếu tạo tự. Đại Chính nguyên niên sắc tỷ kỳ ly tự Đào Chu trụ trì” thì chùa do nhà sư Khuông Việt khởi dựng vào năm 971. Năm 1530, nhà sư Đào Chu trụ trì tại đây đã trùng tu lại. Ngôi chùa còn nhiều lần được trùng tu qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Tại chùa còn nhiều chân tảng, ngói mũi hài cỡ lớn thời Lý, Trần. Trải qua thời gian, nơi đây từng là trung tâm Phật giáo lớn của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Hiện chùa Động Ngọ cùng với chùa Giám là hai ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Hải Dương, đây cũng là hai ngôi chùa cùng có báu vật Phật giáo là tòa Cửu phẩm Liên Hoa với nhiều nét tương đồng về lịch sử và kiến trúc.
Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Cận cảnh ngôi chùa được làm từ vỏ ốc ở Cam Ranh
Chùa Việt
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.

Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng độc đáo ở Hà Nội
Chùa Việt
Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 600 năm. Với vị trí hướng ra ngã ba sông Tô Lịch, ngôi chùa không chỉ là nơi cầu bình an của Phật tử mà còn nổi bật nhờ kiến trúc Tây Tạng.

Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa
Chùa Việt
Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.
Xem thêm