Chơn hạnh phúc theo lời Phật dạy

"Những gì trong hiện tại các người hãy tự nhận biết, khi đó các người sẽ hạnh phúc.”

Hạnh phúc và khổ đau

Đức Phật dạy rằng không thể có chơn hạnh phúc trong thế gian đang biến đổi. Chúng ta chỉ cần tìm quanh mình, chắc sẽ nhận thấy được chơn lý này. Vì nhà nào là nhà chưa hề có người thân hay kẻ sơ chết? Ai sẽ là người thực sự thoát khỏi khổ đau và khổ già? Hiện tại đây cũng có một số người thoát khỏi được một vài nỗi đau đớn của thể xác và tinh thần. Nhưng than ôi! Rồi đây định luật vô thường sẽ chi phối chúng ta một cách ác nghiệt.

Một ngày kia, tất cả những người trai trẻ sẽ trở nên già yếu, người lành mạnh trở thành tật bịnh, kẻ mạnh khoẻ rồi cũng tới kỳ suy nhược, vẻ đẹp kia sẽ trả về cho tàn tạ, rồi mạng sống này sẽ tiến dần vào cõi chết. Chẳng một vật nào ngay cả những vương quyền, trí khôn hay tài sản cũng không thể ngăn trở được luật vô thường chi phối. Chí đến đấng Toàn Giác với nhục thể của Ngài được tô điểm bằng 32 dấu hiệu của bậc Đại Giác, Ngài đã vượt hẳn các bậc Đại Danh, Đại Trí là những kẻ chưa được giác ngộ hoàn toàn, đầy đủ và trọn vẹn, thế mà Ngài còn phải chịu sự già, đau và chết; thì những hạng người yếu đuối, suy nhược như chúng ta có cần phải đề cập đến không?

Trên đời này, chúng ta đã từng gặp bao nhiêu tham vọng của biết bao hạng người, họ đã thực hiện từng việc nhỏ để đạt đến thành công. Ta còn thấy có nhiều kẻ quyền thế, các nhà lãnh tụ có toàn quyền sinh sát đều bị chết một cách thảm khốc. Những con người như Hitler và Mussolini mà những lời nói của họ có ảnh hưởng đến thế giới, cũng chết chẳng khác nào như một con vật, thi hài của họ bị vùi dập vào trong cát bụi. Uy quyền và lạc thú của thế gian là vậy đó.

Bây giờ chúng ta nên tỏ thái độ như thế nào khi đang sống trong thế giới biến đổi này? Khóc ư? Chẳng ích lợi gì, càng làm tệ hại hơn. Khước từ hay bỏ mặc cũng chẳng phải là đường lối tốt đẹp lắm. Khi hiểu được thực thể của vạn vật, chúng ta hãy giáp mặt với cuộc đời một cách dũng cảm. Hãy ghi nhớ lời Đức Phật đã khuyên ông Nakulapita, khi ông mang cái thân già suy nhược và bịnh hoạn này đến viếng Đức Phật, thì được Ngài chỉ dạy rằng: “Dù xác thân của người đã bị bạc nhược như thế, nhưng tinh thần của người hãy còn minh mẫn. Vậy người hãy tự mình trau dồi lấy”.

“Mặc dù cơ thể bị suy nhược, nhưng ta cần phải biết cách trau dồi sức khoẻ tâm linh như thế nào?” Đức Phật dạy tiếp. Một hôm, có một vị Trời đến chỗ Phật ngự, bạch hỏi rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài cho biết làm thế nào mà các vị sa môn sống trong rừng cũng như những vị thọ thực ngày chỉ một bữa lại được nhiều hạnh phúc vậy?”

Đức Phật dạy:

“Các người đừng ăn năn, hối hận về những việc làm trong quá khứ và cũng đừng mong ước rằng, sau đó, những việc ấy sẽ không xảy đến ta. Nhưng những gì trong hiện tại các người hãy tự nhận biết, khi đó các người sẽ hạnh phúc.”

Chơn hạnh phúc theo lời Phật dạy 1

Sau đây là phương pháp cho những ai muốn tìm đến chơn hạnh phúc. Đừng ăn năn về việc làm trong quá khứ hoặc lo lắng tới việc xảy ra trong tương lai. Hãy sống hạnh phúc trong hiện tại.

Người ta có thể phát điên lên được, không phải vì vấn đề của ngày hôm nay mà chính là những nỗi cay đắng và mối lo âu về những việc đã xảy ra ở hôm qua hoặc sẽ xảy đến ở ngày mai. Hiện tại mới chính là lúc để người ta tự khắc kỷ.

Hôm qua chỉ là một giấc mơ,

Ngày mai chỉ là một ảo tưởng,

Hôm nay mới thật đáng sống,

đáng tạo cho mỗi hôm qua này một giấc mơ hạnh phúc,

và mỗi ngày mai tới một ảo tưởng thiên đàng.

Người bình thường cho rằng hạnh phúc là do ở ngoại vật như tài sản, địa vị, vợ, con, bạn bè và nhân loại. Khi họ mất hoặc thấy những người này đang thất vọng, thì cái hạnh phúc của họ cũng bị mai một. Sự kiện hiển nhiên là ngoại vật chỉ giúp ta được đôi chút hạnh phúc, vì sự vô thường là thực thể của nó, nên cuối cùng chúng chỉ đem đến cho ta sự bất hạnh.

Chơn hạnh phúc không phải ở thể xác. Người có thân thể khoẻ mạnh, tuy nhờ ở thiên tính mà có được hạnh phúc về thể xác nhưng thường gặp phải bất bình hay bất hạnh, vì sức mạnh thể xác không thể bảo đảm được hạnh phúc. Trái lại có khi thể xác bị suy yếu, người ta vẫn có thể có được hạnh phúc. Chơn hạnh phúc không phải là một chủ hữu, vì nếu bạn chiếm hữu mọi vật trên thế gian này chắc hẳn mối bất hạnh cũng mang đến cho bạn chẳng kém gì. Không thể nào tìm thấy được một hạnh phúc hoàn toàn, vì muốn thế bạn cần phải đạt đến mục đích đối tượng và dĩ nhiên là hạnh phúc không còn nữa. Cũng như khi bạn có được danh vọng, may mắn và thành công, tất nhiên bạn sẽ mất hẳn thiên tính của hạnh phúc.

Phạm vi của hạnh phúc

Hạnh phúc là một trạng thái của tâm linh. Nó không phải là cái xảy ra, mà chính là cái phản động của chúng ta đối với cái xảy ra ấy, nó minh định được trình độ của hạnh phúc và khổ não.

Hoàn cảnh có năng lực phá tan được sự bình tâm, chỉ vì chúng ta để phó mặt cho nó chủ động. Những biến cố chỉ là những sự kiện thuộc phạm vi ngoại giới; còn sự hạnh phúc thuộc lãnh vực của nội tâm. Hạnh phúc không phải là cái xảy ra bên ngoài mà chính là cái phản động nó ngấm ngầm dự trù từ bên trong ta.

Ở mặt khác, mục đích của con người biến đổi luôn, nhưng về phương diện này, mục đích toàn thể nhân loại chỉ là một - Tìm về hạnh phúc. Hãy nhìn và xem nơi chúng ta ở, xem loại thế giới mà chúng ta đang sống. Đó là thế giới mà trong đó bạn sẽ thấy có những con người giống hệt bạn về mọi khía cạnh. Cũng như chính bạn, họ muốn thể nhập với cuộc sống bằng đôi chút khổ đau, bất hạnh và sầu thảm, và bằng khả năng của chính họ. Theo bạn nghĩ thế nào? Còn họ sẽ an định việc này ra sao? Đối với đồng loại cũng như với chính bạn thì thế gian này có lắm điều mà bạn không thích. Bạn không thể lúc nào cũng tránh được hầu hết mọi việc xảy ra. Nhưng có một số việc bạn có thể tránh được theo ý muốn. Còn số khác quả thật bạn cần phải cố gắng lắm mới tránh được nó. Đến đây bạn có thể tự nguyện rằng, quyết định sẽ không làm những điều phiền phức, khó khăn, đau khổ và buồn rầu cho kẻ khác bằng mọi hành vi của bạn.

Đức Phật, Ngài đã khuyên rằng, vì ơn huệ, lợi ích và hạnh phúc của chính bạn, ít ra bạn cũng nên chấp nhận để tránh khỏi những điều sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống các chất say. Do hành động này, với tấm lòng thành thật này và quyết tâm cố gắng giữ lời nguyện, bạn sẽ tránh tạo thêm nhiều nỗi đau khổ nữa còn đầy dẫy trên thế gian này. Trong khi giữ được năm giới này thật là một ơn huệ và lợi ích cho chính bạn, đồng thời nó cũng là khởi nguyên của bước đường dẫn đến Niết Bàn - một trạng thái cao nhất của hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

Phật giáo thường thức 11:03 17/03/2025

Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh, những lời hằn học, ác độc, khích bác lẫn nhau. Cho nên, ta phải biết huân tập vào mình những âm thanh tốt đẹp và không chất chứa những âm thanh hỗn tạp thì tinh thần mới an ổn, nhẹ nhàng, mà nói và làm vì lợi ích cho mình và người.

Bồ-tát Quán Thế Âm - huyền thoại và lịch sử

Phật giáo thường thức 10:14 17/03/2025

Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của tình thương, che chở và cứu giúp, gọi là từ bi. Khi trong ta có từ bi, vậy là Bồ-tát đang có mặt trong ta, ta chính là một phần hóa thân của Bồ-tát. Ngài còn biểu trưng cho hạnh lắng nghe. Nghe tiếng đau khổ, lo toan, sợ hãi… của mọi người và mọi loài.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc "vái tứ phương"?

Phật giáo thường thức 09:48 17/03/2025

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo