Thứ tư, 02/11/2022, 09:10 AM

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị

Với quy mô đồ sộ cùng những nét kiến trúc nguyên vẹn sau 400 năm, chùa Keo Thái Bình được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 1

Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 2

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 3

Năm 1611, nước sông Hồng lên to làm ngập làng Giao Thủy. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện. Một bộ phận dân cư lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), hay chùa Keo Thái Bình.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 4

Việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941…

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 5

Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 6

Từ ngoài vào trong, chùa gồm một sân lát đá, tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội…

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 7

Sau tam quan nội là khu điện thờ Phật, gồm ba khu nhà nối vào nhau. Khu ngoài, gọi là chùa Hộ, khu giữa gọi là ống muống và khu trong là Phật điện.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 8

Sau khu thờ Phật là khu đền Thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 9

Cận cảnh hoa văn trên hệ khung gỗ của chùa.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 10

Phía sau khu thờ Thánh là gác chuông. Đây chính là công trình kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Keo Thái Bình.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 11

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, cao 11,04 m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 12

Cận cảnh các chi tiết kiến trúc bằng gỗ trên tháp chuông.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 13

Ở tầng một gác chuông có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 14

Bao quanh chùa là hai dãy hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 15

Bảo lưu được hàng trăm tượng thờ và đồ tế thời Lê, chùa Keo được coi là một bảo tàng nghệ thuật Việt giai đoạn đầu thế kỷ 17.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 16

Bia đá cổ trong chùa.

Chùa Keo Thái Bình – ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị 17

Với những giá trị lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật độc nhất vô nhị, chùa Keo Thái Bình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Theo KIẾN THỨC

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Triển lãm “Thủy Mặc & Thư Đạo” của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh và thư pháp Hòa thượng Giới Đức

Media 12:01 16/03/2025

Chiều 14/3 (15/2 năm Ất Tỵ), tại chùa Huyền Không Sơn Thượng (Huế) đã diễn ra Lễ khai mạc tranh thủy mặc của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh và thư pháp của Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) với sự tham dự của chư Tăng Ni, Phật tử và người yêu nghệ thuật.

Thanh thoát hình ảnh Tăng Ni ngồi nghe pháp, khất thực, thọ trai, trà đàm

Media 12:09 13/03/2025

Như Cổng thông tin Phật giáo - Phatgiao.org.vn đã đưa tin, gần 100 Tăng Ni giảng sinh lớp Đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc khóa II vừa hoàn thành khóa tu xuất sĩ tại chùa Vạn Phúc (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Tượng Phật ở Tiền Giang trong 10 tượng Phật ấn tượng thế giới

Media 13:28 12/03/2025

Tượng Phật ở chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn trong top tượng Phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới.

Ấn tượng lễ đúc Đại hồng chung và cất nóc Tổ đường tại chùa Anh Linh (Hà Nam)

Media 09:36 12/03/2025

Tiếng chuông chùa, không chỉ là âm thanh vang vọng giữa không gian, mà còn là một pháp âm vang vọng khắp không gian, kết nối chúng ta với cõi Phật. Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, tại Anh Linh Thiền Tự (Hà Nam) - sau 300 năm vắng bóng, tiếng chuông đã trở lại, mang theo niềm hoan hỷ và sự bình yên.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo