Độc bản hương án chùa Keo trở thành bảo vật quốc gia
Ngày 5/10, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra lễ đón bằng công nhận độc bản bảo vật quốc gia "Hương án chùa Keo".
Hương án chùa Keo làm bằng chất liệu gỗ sơn son, thếp vàng từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII, với dạng hình hộp chữ nhật được kết cấu 3 phần chính: Mặt, thân và chân. Hiện vật này có kích thước dài 227,0cm; rộng 156,0cm; cao 153,0cm với hình dáng đặc biệt kiểu chân quỳ dạ cá. Người xưa đã sử dụng kỹ thuật chạm bong, chạm kênh, chạm lộng, trổ thủng để tạo khối nổi, khối chìm, tạo ra tầng tầng, lớp lớp hoa văn tạo nên một hương án đặt ở nơi thờ tự tôn nghiêm - đền thờ Thánh chùa Keo, tỉnh Thái Bình.
Người xưa đã sử dụng kỹ thuật chạm bong, chạm kênh, chạm lộng, trổ thủng để tạo khối nổi, khối chìm, tạo ra tầng tầng, lớp lớp hoa văn tạo nên một hương án đặt ở nơi thờ tự tôn nghiêm - đền thờ Thánh chùa Keo, tỉnh Thái Bình.
Đặc biệt, do có kích thước lớn và nặng nên dưới chân hương án còn được gắn hệ thống bánh xe để khi cần có thể đẩy di chuyển. Sự sáng tạo này vừa bảo vệ hương án không chịu tác động xấu do quá trình khiêng vác gây ra, vừa tránh được việc hơi nước ẩm từ nền đất ngấm lên.
Chính nhờ sự sáng tạo này mà trải qua thời gian mấy trăm năm (từ thế kỷ XVII đến nay), hương án chùa Keo Thái Bình vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Với các giá trị về lịch sử, khoa học và thẩm mỹ, hương án chùa Keo Thái Bình cùng với 22 hiện vật thuộc các tỉnh, thành khác đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 12-2021, lễ trao bằng được thực hiện trong ngày 5-10, đúng dịp khai hội chùa Keo mùa thu.
Chùa Keo tỉnh Thái Bình (tên chữ là Thần Quang Tự) gồm 2 cụm kiến trúc: chùa, nơi thờ Phật và Đền thánh, thờ thánh Dương Không Lộ (1016 - 1094) - vị đại sư thời nhà Lý đã có công dựng chùa.
Hàng năm, chùa Keo có hai mùa lễ hội là Lễ hội mùa xuân (vào ngày mồng 4 tết Nguyên đán) và Lễ hội mùa thu (tháng 9 Âm lịch). Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động, nghi lễ trang nghiêm như: Lễ khai chỉ, lễ Phật, lễ Thánh, lễ rước kiệu và nhiều hoạt động văn hóa dân gian khác, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chiêm bái.
Năm 2012, chùa Keo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2017, Lễ hội chùa Keo được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm