Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/07/2020, 14:23 PM

Ngắn khuôn hình cũ ở chùa Keo, Thái Bình qua ống kính nhiếp ảnh gia ngoại quốc

Chùa Keo khai tạo đầu thế kỷ XVII ở làng Keo - Thái Bình, tọa lạc bên bờ song rộng lớn bề thế, oai nghi...Trong các cổ tự còn giữ được hạ tầng kiến trúc hoàn chỉnh, chùa Keo xếp hàng đầu, một trong những cổ tự đẹp và lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bút Tháp với những nét kiến trúc độc đáo

Chùa đã được công nhận di tích hạng đặc biệt, thắng tích đáng tự hào của đất lúa Thái Bình, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Qua bao thế kỷ đầy biến động của lịch sử phong kiến, rồi chiến tranh xâm lược, mưa bom bão đạn, sự vững vàng cùng tuế nguyệt của chùa Keo đúng là một kỳ tích.

Hàng chục hạng mục kiến trúc công trình trải trên nền đất rộng lớn, có nhiều hạng mục có giá  trị đặc biệt về công phu xây dựng, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tâm linh, phản ánh lịch sử Phật giáo...Gác chuông, hồ nước, các công cụ thờ cúng bằng đá…có một không hai.

Trong thời khắc đặc biệt sau 30/4/1975, tay máy nổi tiếng của một hãng tin ảnh lớn từ Paris, người Iran, ông Abbas Attar, đã ghi những khuôn hình có một không hai phản ánh một Việt Nam những ngày mới hòa bình ở cả hai miền Nam – Bắc, với góc chọn tự nhiên, hình ảnh thực dòng chảy chậm của đời sống khi đạn bom chết chóc đã dừng sau mấy chục năm không nghơi nghỉ: anh bộ đội mất một phần thân thể bỏ ba lô, bình thản chụp ảnh giữa Hà Nội, các cô cậu bé đùa ở các hầm trú bom trên phố, quân cách mạng đứng gác sân bay ở Đà Nẵng.. Ảnh của Abbas Attar mang phong cách riêng dày suy tư thể hiện góc nhìn của ông về cuộc chiến, đất nước mà ông hiểu, từng ghi hình ở giai đoạn khốc liệt nhất: 1972.

Vị Cao Tăng đứng gần gác chuông của chùa Keo, Thái Bình.

Vị Cao Tăng đứng gần gác chuông của chùa Keo, Thái Bình.

Cổ tự 2.000 năm tuổi: Trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Thú vị ở loạt hình ảnh của nhiếp ảnh gia, có một ảnh về Phật giáo: Cao Tăng đứng ở chùa Keo, Thái Bình. Khi ông - Abbas Attar - ra đi vào những ngày cận kề 30/4/2020 này, các báo đã đăng loạt ảnh ấy của ông và khuôn hình chụp ở chùa Keo chú thích chỉ có thế: Cao Tăng ở chùa Keo. Góc ảnh ở một ngôi chùa cổ thanh bình của những ngày đầu thanh bình thực như nốt lặng lẽ thơi thả trong toàn bộ bản nhạc bằng hình ảnh của nhiếp ảnh gia nhà nghề, sức “nói” của hình ảnh rất lớn và nén: vị Sư và ngôi chùa cổ - hòa bình rồi! 

Abbas Attar đã đặt chân đến khắp các vùng đất trên đất nước Việt Nam, đến các vùng chiến sự khắp nơi trên thế giới, một góc ảnh ông chụp ở chùa Keo 1975 để lại đáng trân quý cho lao động miệt mài của nghề ảnh thông tấn. Bậc “Cao Tăng” trong ảnh pháp danh? Cương vị trong Giáo Hội hay nhà chùa? Kỷ niệm dân làng Keo về vị “tây” cầm máy ảnh ngày nào?

Nguyện linh hồn Ông an nghỉ nhẹ nhàng nơi miền cực lạc, Ông Abbas Attar.  

Ông Abbas - Ảnh: MAGNUM.

Ông Abbas - Ảnh: MAGNUM.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm