Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/04/2016, 15:15 PM

Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang

Theo lời kể mang tính giai thoại của nhiều người dân sinh sống xung quanh chùa Già Lam (còn gọi là chùa Con Ngựa) tọa lạc tại ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đến để tìm hiểu thực, hư của câu chuyện lạ lùng này.

Tuy chùa có diện tích không rộng nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp bố trí khá hài hòa tạo không khí rất uy thiêng. Trước tiên là mấy câu thơ để nói về một  bức tượng ngựa Xích Thố đã tồn tại 50 năm tại chùa với  câu chuyện ly kỳ đính kèm bài thơ: 

"Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông
Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng
Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút
Chiến địa trăm phen sức tựa không".

Về sự kiện ngựa Xích Thố trên, Thượng tọa Thích Huệ Sanh, hiện đang trụ trì chùa kể rằng: Khi chùa mới xây cất, Quan Thánh Đế hiện về phán: “Ai cúng dường một con ngựa thì ngài sẽ phù hộ độ trì cho người đó đến 3 đời”. Một thời gian sau có một người ở xa tới cúng dường 1 triệu đồng rồi nhờ chùa tìm người làm tượng ngựa. Điều kỳ lạ là người này theo đạo Thiên Chúa. Sau đó chùa đã mời một nghệ nhân tạc tượng nổi tiếng ở Sóc Trăng về thực hiện tượng này vào năm 1964 sau 30 ngày thì hoàn thành.

Có một giai thoại được lưu truyền đến nay là sau khi sắp xong công trình, nghệ nhân này đã cho làm đầy đủ lục phủ ngũ tạng bằng xi măng bỏ vào trong bụng ngựa rồi mới đắp tượng lại. Đến nay mục đích và ý nghĩa của hành động lạ thường này vẫn là một câu chuyện mang đầy màu sắc bí ẩn chưa có lời đáp.
 
Pho tượng này có toàn thân màu hồng sậm, cao hơn 3m, dài khoảng 2m với tư thế dũng mãnh, hiên ngang như đang chuẩn bị xung trận.Tuy đã trải qua dòng thời gian trên 50 năm, pho tượng trên vẫn còn rất mới dù chưa được trùng tu lần nào.

Về nguồn gốc ngôi chùa này, Hòa thượng trụ trì cho biết thêm: Chùa Già Lam trước đây có tên gọi là chùa Quan Thánh Đế được Hòa thượng Thích Huệ Đức sáng lập, xây dựng vào khoảng năm 1940. Đến năm 1970 mới đổi tên thành chùa Già Lam Cổ Tự. Chùa Già Lam Cổ Tự thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng nhiều Bồ tát khác và Quan Công (tức Quan Vân Trường, một tướng cuối nhà Đông Hán thời Tam Quốc bên Trung Quốc).
 
Về kiến trúc chùa được xây dựng theo phong cách Ấn Độ với nhiều hạng mục chủ yếu như : 8 lễ đài chính như: tượng Phật Di Lặc, Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Vườn Lâm Tì Ni, Thái Tử cắt tóc, một Bạch tượng, một Xích Thố, 8 vị Lân, 25 đỉnh hương và nhiều bảo tháp….

Dù không có quá trình xây dựng lâu đời như các ngôi chùa cổ khác nhưng đến với Già Lam Cổ Tự bây giờ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều bức tượng độc đáo, công phu cùng với nhiều hạng mục điêu khắc tinh xảo trong không gian thanh tịnh và thư thái.
 

Phương Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm