Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/08/2016, 09:13 AM

Chuyện kể về chùa Long Hưng

Đến thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) hỏi đường về chùa Long Hưng rất ít người biết đến nhưng hỏi tên chùa Phật 4 mặt hay chùa Một cột thì hầu như ai cũng biết.

Sư cô trụ trì Thích Nữ Như Đức cho biết: “… chùa này đã có trên 200 năm tuổi do con cháu nhà họ Châu xây dựng. Tại đây có rất nhiều khách thập phương đến viếng chùa, ghi hình, chụp ảnh lưu niệm do chùa đang sở hữu một bức tượng Phật “4 mặt” quay về 4 hướng rất đẹp và ngôi chùa một cột có một không hai tại đồng bằng sông Cửu Long …”.
 
Về nguồn gốc bức tượng Phật lạ lùng trên, ni sư trụ trì kể rằng: trong lúc khai phá đất đai để trồng trọt, người dân Khmer tại đây đã phát hiện một tượng Phật bằng đá có bốn mặt trên phần đất cao nhất trong vùng. Họ cho đó là điềm lành nên đã xây dựng lên một ngôi chùa bằng lá, đơn sơ thờ Phật Bốn mặt. Từ đó, chùa có tên là chùa Bốn Mặt. Có người còn khẳng định bức tượng trên có liên quan mật thiết với nền văn hóa cổ Óc Eo (?).

Sau đó khoảng 100 năm, chùa được đổi tên là Long Hưng cho đến hôm nay. Long Hưng có ý nghĩa là mạng Rồng mang đến sự trù phú, giàu có, hưng thịnh.

Hướng dẫn chúng tôi tham quan chùa Một cột trong khuôn viên chùa Long Hưng, Ni sư Như Đức kể thêm: “kỳ quan” nầy do Hoà thượng Thích Hồng Chánh (Lý Công Khanh) cho xây dựng năm 1965. Chùa Một cột được xây dựng bằng bê tông cốt thép vững chắc nhưng vẫn giữ được nét mảnh mai, thanh tú, uy nghi, theo khuôn mẫu của chùa Một cột ở Hà Nội. 
 
Chùa này cao khoảng 8 mét, có 18 bậc lên xuống rộng 1m. Toàn bộ ngôi chùa được nâng đỡ bằng một cột tròn đường kính 2m âm xuống ao sen. Xung quanh được bao bọc bởi 4 tượng rồng ngẩng đầu về 4 hướng. Quanh cột trụ, các nghệ nhân còn trang điểm những áng mây trắng. Trong chánh điện có bệ thờ có bức tượng Phật Quan Âm làm bằng thạch cao đứng trên toà sen hồng. Phía sau là bức tranh vẽ cảnh dòng sông núi non cây cối, đặc biệt là có bụi tre ngà và hình con chim phượng đang chao lượn ngậm chuỗi hạt trai. Mái uốn cong với bờ đao cổ kính, trên đỉnh mái có phù điêu Lưỡng long tranh châu. Bốn góc mái trang trí phù điêu Ngư hoá Long.  

Chùa “Một cột” nhìn từ ngoài vào rất thanh mảnh và có nét riêng độc đáo, vừa có nét chung của truyền thống đình, chùa ở phương đông và là ngôi chùa “Một cột” duy nhất ở miền Tây tính đến thời điểm này.

Trong sân của chùa Long Hưng còn có rất nhiều pho tượng đẹp hoành tráng mang theo bao câu chuyện về Đức Phật Thích Ca xuống tóc đi tu để mong mang lại sự an nhiên cho con người. Cạnh ao sen chùa Một cột là một dãy tượng khá to lớn với những vị tướng hình thù dũng mãnh tượng trưng cho quyền lực của đấng siêu nhiên. Dưới gốc cây bồ đề “cổ” là tượng Phật Bà Quan Âm rất đẹp, đĩnh đạc, uy nghi. Phía trước chùa còn có miếu thờ bà chúa xứ rất khang trang, sạch, đẹp.
 
Bà Lê Thị Ái,70 tuổi ngụ phường 1, TP Sóc Trăng cho biết: “… chùa nầy rất linh thiêng, hộ trì cho phật tử tại đây được mạnh khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc, chúng tôi rất thường xuyên tới đây để cúng dường…”

Không chỉ là nơi linh thiêng, có khung cảnh đẹp, trầm mặc, cổ kính thu hút nhiều du khách đến tham quan, chùa Long Hưng còn là địa chỉ nhân đạo rất thường xuyên với các hoạt động như: cấp phát gạo, các suất ăn miễn phí cho người nghèo, tập, sách, dụng cụ học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chùa còn giúp đỡ nhiều trường hợp bệnh nhân nghèo không may lâm bệnh nặng.

Sư cô phó trụ trì Thích Nữ Như Mỹ cho biết thêm: “… cửa Phật luôn rộng mở cưu mang người khó khăn, lầm lỡ, đây là điều thiện cần làm. Cạnh đó dù là chốn tu hành nhưng chúng tôi cũng hiểu và đã làm theo tâm nguyện của Bác Hồ là việc gì có lợi cho dân dù nhỏ mấy cũng làm…”.

Cùng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng về tín ngưỡng của Sóc Trăng như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Trà Tim, chùa Kleng… Chùa Long Hưng với những nét kiến trúc văn hoá độc đáo đã góp phẩn tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa nghệ thuật, kiến trúc địa phương những gam màu trong suốt, thanh tao, nho nhã luôn quyến rũ du khách mỗi khi đến đây.

Trương Thanh Liêm 
Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP Cần Thơ 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm