Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/01/2024, 07:15 AM

Chuyển nghiệp thiện, nghiệp lành, tránh thực hiện nghiệp ác

Tu tập là để chuyển nghiệp lên, chuyển hóa và giải thoát, đó là mong muốn của Phật tử và cũng là của các vị chân tu, Bồ tát.

Theo Từ điển Phật Quang, nghiệp báo gồm nghiệp và báo, nghĩa là sự báo ứng hoặc quả báo của nghiệp. Tức là quả báo vui do nghiệp thiện, quả báo khổ do nghiệp ác; đó là hệ quả của thân, khẩu, ý mà mỗi người chúng ta hành trì. Trong nghiệp báo, nghiệp quyết định vận mệnh của con người như nghèo, giàu, sống lâu, chết yểu...; quyết định tính cách và điều kiện sinh hoạt chung của mọi người; tổng báo cái tướng chung của quả báo như thụ sinh làm người, làm súc vật...

Phật giáo không chấp nhận có linh hồn vĩnh cửu, bất biến và tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác; cái tái sinh chuyển kiếp là cái nghiệp của mỗi chúng sinh, và nghiệp báo là tất yếu theo đúng luật nhân quả. Nghiệp là căn bản hình thành nơi cảnh giới của kiếp sau; có bốn trạng thái bất hạnh là địa ngục, thú, ngạ quỉ và a tu la; có bảy cảnh giới hữu phúc là người, Tứ đại thiên vương, Đao lợi, Dạ ma, Đâu xuất đà, Hóa lạc thiên và Tha hóa tự tại.

Sinh làm người đã là có phúc, nhưng trong cảnh người có hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn; chính đau khổ là khởi điểm của Tứ diệu đế mà đức Phật trải nghiệm và đúc kết thành con đường chuyển hóa để thoát ra vòng luân hồi triền miên; đau khổ là nghiệp báo của mỗi người trong suốt hành trình chuyển kiếp; trong kiếp người đức Phật chỉ ra con đường giải thoát bằng nhiều cách thức tu tập (84.000 pháp môn), còn có quyết tâm thoát khỏi luân hồi hay không là ở chính nỗ lực tu tập của mỗi người, con người trong cảnh hữu phúc là như vậy vì có cơ hội và điều kiện để tu tập.

Như vậy, tu tập thực chất là để chuyển nghiệp, giảm dần nghiệp ác cho đến lúc tận diệt, tích tụ nghiệp thiện để được tái sinh nơi cảnh giới hữu phúc để từng bước hoặc vượt bậc, giải thoát khỏi vòng luân hồi, đến bến bờ giác ngộ.

Người thực hiện nghiêp ác ở kiếp này, nếu chưa thấy quả báo thì tất yếu sẽ gặp quả báo ở nhiều kiếp sau, và có thể rơi vào cảnh giới địa ngục, thú, ngạ quỷ và a tu la, hoặc ở kiếp người song nhiều đau khổ, nghèo hèn, khốn khó...

Người thực hiện nghiêp ác ở kiếp này, nếu chưa thấy quả báo thì tất yếu sẽ gặp quả báo ở nhiều kiếp sau, và có thể rơi vào cảnh giới địa ngục, thú, ngạ quỷ và a tu la, hoặc ở kiếp người song nhiều đau khổ, nghèo hèn, khốn khó...

Tu tập là để chuyển nghiệp lên, chuyển hóa và giải thoát, đó là mong muốn của Phật tử và cũng là của các vị chân tu, Bồ tát. Khi ý thức được điều này, mỗi người xác lập ý chí và tinh tấn trong tiến trình tu tập của mình, có thể trong một kiếp người, song thường phải nhiều kiếp tu tập mới thành đạt, mà mỗi kiếp lại có bối cảnh sống khác nhau, nghiệp thể hiện khi có điều kiên phù hợp, do đó không lường trước, song tất yếu nghiệp sẽ thể hiện quả báo thích hợp. Chỉ có tu tập với ý chí cao và tinh tấn để tạo thật nhiều nghiệp thiện, nghiệp lành lấn lướt và khống chế nghiệp ác, chịu quả báo nghiệp ác thấp nhất. Người thực hiện nghiêp ác ở kiếp này, nếu chưa thấy quả báo thì tất yếu sẽ gặp quả báo ở nhiều kiếp sau, và có thể rơi vào cảnh giới địa ngục, thú, ngạ quỷ và a tu la, hoặc ở kiếp người song nhiều đau khổ, nghèo hèn, khốn khó...

Để chuyển nghiệp theo hướng thiện, các pháp môn Đức Phật đã truyền dạy và các chư tăng vận dụng hướng dẫn Phật tử, gồm:

- Thực hiện ngũ giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng chất say. Đối với Phật tử tại gia khó thực hiện trọn vẹn nếu không có ý chí và tinh tấn; rất nhiều Phật tử cố gắng trì giới và đạt quả báo tích cực.

- Tu tập bốn trạng thái cao thượng: Từ, bi, hỷ, xả.

- Thực hiện mười phẩm hạnh siêu thế: Bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, tâm từ và tâm xả. Trong đó hạnh bố thí là việc thực hiện tương đối dễ, hiến tặng cái mình tạo ra được, từ vật chất đến tinh thần.

- Thực hiện Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Đây là cửa ngõ, là con đường tu tập chủ yếu của tu sĩ và cư sĩ. Hành thiền để gạt bỏ các điều xấu ác nảy sinh trong thân và tâm là việc tu tập ở mức độ cao khả dĩ giác ngộ niết bàn.

Để thực hiện nghiệp thiện, có 10 loại hành động tốt tạo nghiệp lành trong dục giới, gồm: Bố thí hay lòng quảng đại rộng rãi; trì giới; tham thiền; lễ bái, biết trọng người đáng kính; phục vụ; hồi hướng phước báu; hoan hỷ với phước báu của người khác; nghe pháp; hoằng pháp; thường xuyên củng cố chính kiến của mình.

Đồng thời tránh 10 tà kiến gồm: Tin rằng không có gì gọi là "để bát", hay ngụ ý để bát chư tăng không đem lại lợi ích gì. Tin rằng không có gì là "cúng dường". Hay "dâng tặng" là hành động không đem lại lợi ích gì. Tin rằng không có nhân quả. Tin rằng không có thế giới này hay thế giới kia, tức không nhận có kiếp quá khứ, hay đời sống vị lai. Tin rằng không có "mẹ" hay "cha" để mặc tình đối xử đối với mẹ cha. Tin rằng không có tái sinh. Tin rằng không có những bậc chân tu lánh chốn phồn hoa, tìm nơi vắng vẻ để hành thiền; hay các bậc đạo hạnh trang nghiêm đã đat đạo quả.

Tóm lại, chuyển nghiệp thiện, nghiệp lành, tránh thực hiện nghiệp ác vừa là mục tiêu vừa là phương pháp tu tập của mỗi chúng sanh. Vấn đề là thực hiện các pháp môn như Phật đã truyền dạy, thực hiện với quyết tâm cao, tinh tấn, bền bỉ cho dến lúc đạt quả báo tích cực, thoát vòng luân hồi. Nên bắt đầu, tự nguyện và tu tập không ngừng vươn lên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm