Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/02/2014, 03:02 AM

Chuyện nhà người đánh xe ngựa

Chúng ta tin tưởng rằng, bất cứ ai cũng có thể chuyển hóa được cái họa thành phúc, nếu như chúng ta biết làm điều lành, tránh điều dữ; hàng ngày an vui tu tập.

Ở chợ huyện Phúc Tự, có ông Tư mã làm nghề đánh xe ngựa. Ông là một người vui tính, vì vậy khách rất thích đi xe ông, để được nghe nụ cười độc đáo của ông, người ta bảo ông có nụ cười ngài Di Lặc. Khách còn được nghe ông kể chuyện đạo rất hấp dẫn (ông là một phật tử mà!).

Một sáng nọ, ông dậy sớm như mọi ngày đi ra chuồng ngựa, phát hiện ra con ngựa đã bị lấy trộm rồi. Ông rầu rĩ thương nhớ con ngựa thân yêu: “Lạy Phật! Có miếng cơm manh áo là nhờ con! Bây giờ con ở đâu? Có lẻ kiếp trước nghiệp ta nặng lắm! Bây giờ phải gặp họa như vầy! “Hai ngày sau, con ngựa tìm về nhà, lại dắt theo một con ngựa khác. Ông vui vẻ trở lại, thông báo khắp nơi về đặc điểm con ngựa ấy, để chủ con ngựa biết mà đến nhận về. Mãi đến rất lâu sau này, không thấy ai đến nhận lại ngựa. Ông vẫn chăm sóc nó tử tế, hàng ngày cho ăn, ông nhìn nó âu yếm: “Lạy Phật! Trong cái họa có cái phúc! Ta sẽ nuôi con đàng hoàng, đừng có lo! Từ nay ta đặt cho con cái tên mới là Bạch Nữ”. Bạch Nữ được ông dạy dỗ cho quen chủ, ông chưa cho kéo xe. Một bữa nọ, anh con trai ở nhà cưỡi con Bạch Nữ, bất cẩn bị ngã ngựa gãy chân. May sao không bị cưa chân, nhưng sau này phải đi khập khiễng. Ông Tư Mã rất thương con nhưng ông không buồn lắm! Ông ngẫm nghĩ: “Lạy Phật! Cuộc đời là vô thường! Phúc họa khôn lường! Trời kêu ai nấy dạ, biết làm sao bây giờ!”
 
Ông Tư Mã đem chuyện nhà bạch cho Sư ông trụ trì nghe, Sư ông giảng cho ông Tư Mã nghe một bài pháp về nhân quả. Ông về nhà, bình tâm trở lại, quyết định ăn chay trường, thực hành hạnh bố thí, cúng dường Tam Bảo. Được một thời gian ông cảm thấy trong lòng thanh thản nhẹ nhàng, như trút đi được gánh nặng âu lo.

Cuối năm đó, ở biên giới loạn lạc, nhà Vua xuống chiếu tuyển binh. Trai tráng trong huyện đều ra hồ hởi mặt trận. Riêng anh con trai của ông Tư Mã rất buồn vì anh không thể không cùng chúng bạn ra mặt trận làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc được bởi cái chân khập khiễng. Nhưng ông Tư Mã lại trầm ngâm thở phào: “Lạy Phật! Trong cái họa lại gặp cái phúc”. Từ đó về sau gia đình ông Tư Mã sống bình yên, không còn tai họa nữa.

Đọc câu chuyện “Phúc và họa” của nhà ông đánh xe ngựa ở trên, chúng ta chợt nhớ đến câu chuyện thật về cuộc đời của Ông Nampoku Mizouno, nhà chiêm tinh gia người nhật, tác giả cuốn sách: “Đời người qua tướng mắt” (Sampaku) đã được dịch giả Ngô Thành Nhân dịch ra tiếng Việt. Nhà tướng số người nhật ấy, thuở nhỏ được nhà chùa nuôi dưỡng, vì ông có tướng yểu, dáng vẻ rất xấu xí không ai muốn nhìn. Nên Sư trụ trì chỉ cho phép ông ăn ở sau hậu liêu và làm việc giã gạo, bếp núc không được lên chính điện.

Mãi đến ba năm sau, chú tiểu xấu xí ấy đã lớn, trông đẹp hẳn ra. Sư trụ trì bất ngờ gặp lại chú tiểu, thấy tướng yểu đã biến mất, lộ ra một chú tiểu đến tuổi trưởng thành tốt tướng. Sư trụ trì ngạc nhiên hỏi chú: “Lâu nay con có làm điều gì cứu giúp ai không?” chú thưa: “Bạch Thầy! Con làm đúng như lời thầy dặn, hàng ngày chỉ lo việc giã gạo, nấu nướng, rửa bát, tối đến ngủ ở đây, không đi đâu cả”.

Vậy đó, câu chuyện mất ngựa của nhà ông Tư Mã, phúc và họa thay nhau đến hỏi thăm nhà ông ấy. Nhờ có tu, nên nhà ông Tư Mã đã chuyển được nghiệp họa thành phúc, để có cuộc sống yên ổn về sau.

Câu chuyện thứ hai, chú tiểu xấu xí kia chỉ sống trong không khí thiền môn, ngày giã gạo, làm việc bếp núc, ăn chay lạt; tối nghe Kinh, ngủ sau liêu. Chỉ có vậy thôi! Tướng xấu biến mất, tướng tốt lộ ra, để sau này chú tiểu ấy trở thành nhà tướng số Nampoku Mizouno có tiếng tăm khắp năm châu.

Hôm nay, ngày đầu xuân Nhâm Ngọ, chúng ta là những phật tử đã kiến đạo và đang tập tành tu đạo, sự tu học của chúng ta ít ra cũng không thua kém chi hai vị trong hai câu chuyện. Và chúng ta tin tưởng rằng, bất cứ ai cũng có thể chuyển hóa được cái họa thành phúc, nếu như chúng ta biết làm điều lành, tránh điều dữ; hàng ngày an vui tu tập.

Lê Đàn/Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm