Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/03/2020, 13:12 PM

Clip người phụ nữ đánh mắng cụ già 'Chết sớm đi': Chữ hiếu ở đâu?

Khi xem đoạn clip người phụ nữ vừa tắm cho một cụ già vừa mắng thậm tệ rằng 'Chết sớm đi, sớm giờ nào khỏe giờ nấy' và còn liên tục đánh khiến cụ già chỉ biết ôm mặt khóc, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ và đặt ra câu hỏi chữ hiếu ở đâu?

Đáp đền ân nghĩa sinh thành

Con gái 55 tuổi ngược đãi mẹ già 87 tuổi và mắng "chết sớm đi"

Hình ảnh người phụ nữ bạo hành cụ bà gây phẫn nộ Ảnh chụp màn hình

Hình ảnh người phụ nữ bạo hành cụ bà gây phẫn nộ Ảnh chụp màn hình

Mới đây, mạng xã hội đang chia sẻ rầm rộ một đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh một người phụ nữ vừa tắm vừa mắng chửi cụ già bằng nhiều lời khó nghe. Người này còn liên tục dùng tay đánh vào bụng, vào mặt của cụ bà. Bà cụ gầy nhom chỉ biết nằm đó ôm mặt khóc.

Cụ thể, mở đầu đoạn clip là hình ảnh người phụ nữ tắm cho bà cụ nhưng bắt bà cụ nằm dài trên khoảng sân trước nhà. Người phụ nữ khoảng 40 tuổi mắng: "Bà khóc hả? Tôi giết bà chết bây giờ chứ". Bà cụ đành cho 5 ngón tay vào miệng cắn răng chịu đựng thì người này lại đến đánh vào mặt rồi kéo cụ vào chiếc giường đặt ở hiên nhà.

Bà cụ nằm co ro rên rỉ khóc, người phụ nữ vẫn chưa chịu ngưng, mà còn chửi tiếp: "Chết giờ nào sớm đi khỏe giờ nấy, chết sớm đi". Vừa nói bà vừa quay lại đay nghiến và đánh bà cụ thêm một cái nữa. Sau đó, bà ta quay người cụ lại để mặc đồ cho cụ nhưng hành động rất thô bạo.

Clip con gái ngược đãi mẹ ruột gây bức xúc. Nguồn: Internet

Hai trọng tội nhận quả báo nặng: Bất hiếu và ăn cháo đá bát

Bà cụ vẫn không ngừng khóc, người này lại lấy chiếc bỉm đập mạnh lên khuôn mặt gầy gò của bà cụ rồi dùng tay đập mạnh vào phần cơ quan sinh dục của cụ bà. Bà cụ chỉ biết lấy tay đỡ thì bị người này hất tay mạnh sang một bên và quát: "Lấy tay ra. Ăn đái dầm hoài. Bà ác quá mà trời cho bà đó. Người ta chết cái một à, không như bà... Khóc nữa hả, bóp cổ bà bây giờ chứ bà khóc hả".

Chưa dừng lại, người này liên tục đay nghiến và đánh tiếp vào mông vào mặt cụ bà: "Chết sớm đi, chết đi!". Bà cụ van xin: "Con ơi bể đầu" nhưng người này vẫn quát: "Khóc hả".

Đoạn clip chỉ dài hơn 3 phút nhưng số lần bà cụ bị đánh không đếm hết được khiến dân mạng rất phẫn nộ. Theo người đăng tải clip, sự việc được cho là xảy ra tại khu vực gần chợ Cô Tô (Tri Tôn, An Giang).

Sau khi đoạn clip được loan truyền và gây bức xúc cho cộng đồng, ngày 31-3, tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cho biết đang điều tra làm rõ về hành vi ngược đãi cha mẹ đối với bà Dương Thị Ngọc Mai (55 tuổi; ngụ ấp Sóc Triết, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn). Người bị ngược đãi là cụ bà Nguyễn Thị Lan (87 tuổi, mẹ ruột bà Mai). Theo kết quả xác minh ban đầu, bà Mai sống bằng nghề buôn bán (quán cà phê) nhỏ ở địa phương. Bà này là con thứ 4 trong gia đình có 6 anh em. Vào ngày 12-2, cụ Lan qua đời ở tuổi 87.

"Chúng tôi đang phân công điều tra viên làm rõ việc này để xử lý theo quy định. Bước đầu, khi được Công an xã Cô Tô mời lên làm việc thì bà Mai đã thừa nhận hành vi sai trái của mình. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra thêm xem người này có ngược đãi với mẹ ruột của mình những lần trước nữa hay không để làm cơ sở khởi tố vụ án hình sự"- lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an huyện Tri Tôn khẳng định.

Chữ hiếu ở đâu?

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, đoạn clip đã có hàng chục ngàn lượt tương tác và chia sẻ. Đa số các ý kiến đều vô cùng phẫn nộ với hành vi ngược đãi người già của người phụ nữ này, dù chưa rõ mối quan hệ của bà ta với cụ bà là như thế nào. Những lời nói, hành động của người phụ nữ này đối với cụ bà trong clip khiến người xem không khỏi xót xa, phẫn nộ và khiến chúng ta suy ngẫm về đạo làm con của mình đối với cha, mẹ....

Theo quan điểm của Phật giáo, nếu hiếu thảo được xem như đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội (tội nặng). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc. Đức Phật dạy, người con biết hiếu thảo chẳng những đáp đền được công ơn cha mẹ mà còn tạo được nhiều phước báo cho mình nhờ những việc làm hiếu thảo đối với cha mẹ. 

Nếu hiếu thảo được người đời ngợi khen, được bậc Thánh khuyến khích và đem lại nhiều phước báo cho người con, thì bất hiếu bị người đời chê trách, lên án, kết tội. Ảnh: minh họa

Nếu hiếu thảo được người đời ngợi khen, được bậc Thánh khuyến khích và đem lại nhiều phước báo cho người con, thì bất hiếu bị người đời chê trách, lên án, kết tội. Ảnh: minh họa

Nếu hiếu thảo được người đời ngợi khen, được bậc Thánh khuyến khích và đem lại nhiều phước báo cho người con, thì bất hiếu bị người đời chê trách, lên án, kết tội. Hành vi bất hiếu cũng khiến người con mất đi nhân phẩm, đạo đức và bị tổn giảm phước báo, tùy mức độ bất hiếu mà tổn giảm phước báo nhiều hay ít, thậm chí tạo thành nghiệp cực ác dẫn đến địa ngục, đọa xứ. Hiếu thảo và bất hiếu đều không nằm ngoài phạm vi nhân quả.

Phật dạy:

Thế gian hết thảy trai gái lành

Ân cha mẹ nặng như núi lớn

Phải nên có tâm hằng hiếu kính

Biết ân báo ân là thánh đạo

Nếu người chí tâm cúng dường Phật

Và người chí tâm hiếu dưỡng

Cả hai người này phước như nhau

Ba đời thọ báo cũng vô cùng.

Đây là lời dạy của Đức Phật trong kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy tất cả những người con trai con gái gọi là lành thiện trong thế gian, ân cha mẹ nặng như núi lớn. Ca dao Việt Nam cũng có câu:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Mỗi người chúng ta có mặt trên cõi đời này là nhờ vào tinh cha huyết mẹ. Mẹ cưu mang chín tháng mười ngày, nặng nhọc như đội núi, ngày đêm như bệnh nặng. Khi sanh nở thì gan ruột như bị xé rách đau đớn mê man, nên ơn sinh thành của cha mẹ kể sao cho xiết.

Cho nên việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là trách nhiệm và bổn phận của người làm con, mà đó là một sứ mệnh thiêng liêng. Dù nỗ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ thật rất khó mà đáp đền.

Cho nên việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là trách nhiệm và bổn phận của người làm con, mà đó là một sứ mệnh thiêng liêng. Dù nỗ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ thật rất khó mà đáp đền.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi.

Điều này khi ai đã trải qua mới thấy thấm thía. Không có mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẵm bồng chăm sóc chúng ta? Không có cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta?

Cha mẹ đón nhận chúng ta vô điều kiện dù chúng ta thành công hay thất bại, dù chúng ta hạnh phúc hay khổ đau. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm cho đi bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của chúng ta?

Cho nên việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là trách nhiệm và bổn phận của người làm con, mà đó là một sứ mệnh thiêng liêng. Dù nỗ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ thật rất khó mà đáp đền.

> Xem thêm video: Theo Phật giáo, nghiệp là gì?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm