Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/06/2023, 11:20 AM

Có hay không chuyện "khắc mạng" trong hôn nhân?

Chúng con đã định ngày cưới nhưng cuối cùng phải hủy chỉ vì ông thầy bói phán rằng: Tuổi của con và bạn mà lấy nhau sẽ có người chết hoặc chia tay nên gia đình đã không cho chúng con cưới. Con mong Thầy giúp con có cách nào để thuyết phục gia đình cho chúng con được đến với nhau không?

Hỏi:

Thưa Thầy, con vốn là người theo đạo Thiên Chúa, nhưng với con Phật giáo là nơi dạy con rất nhiều bài học quý giá. Con hiện đang quen một người nam, gia đình anh ấy theo đạo Phật. Chúng con đã định ngày cưới nhưng đến phút cuối cùng phải hủy chỉ vì mấy ông thầy bói phán rằng: Tuổi của con và bạn con mà lấy nhau là sẽ có người chết hoặc chia tay nên gia đình bạn trai con lo sợ và đã không cho chúng con cưới. Chúng con đến với nhau bằng tình yêu thương, không vụ lợi, việc chia tay sẽ giết chết chúng con. Chúng con vẫn đang cố gắng thuyết phục gia đình nhưng lời của những ông thầy bói quá mạnh và niềm tin của gia đình vào ông thầy bói cũng quá vững chắc nên chúng con khó có thể lay chuyển được ý gia đình.

Con còn có nỗi khổ là vì gia đình con bên đạo Thiên Chúa, con đã từng có một đời chồng nên chuyện kết hôn lần nữa không được gia đình con chấp nhận. Giờ đây ước mơ có một gia đình để yêu thương và sống cuộc sống bình thường cũng tiêu tan... con thấy cuộc đời thật bế tắc. Xin Thầy cho con biết có phải số mạng con khắc với số mạng của bạn con không? Con sinh năm 1982, bạn trai con sinh năm 1984. Con mong Thầy tư vấn giúp con có cách nào để thuyết phục gia đình cho chúng con được đến với nhau không?

Xung khắc, kỵ tuổi trong hôn nhân - làm thế nào để hóa giải?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Tương sinh và tương khắc được xem là quy luật tự nhiên trong thế giới sinh tồn. Lửa khắc với nước, nước khắc với đất, kim khắc với mộc, mộc khắc với đất, là quy luật trong thế giới vật chất. Con người kể từ khi còn trong bào thai mẹ đã khác biệt về tính cách. Ngay cả trong tình trạng song sinh hay đa sinh vẫn khác nhau về tính cách, vì theo Phật giáo con người có mặt trên hành tinh là do nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp chung góp phần tạo nên tính dân tộc, vùng miền, cộng đồng và gia đình; trong khi nghiệp riêng quyết định cá tính bao gồm tự do ý chí, lý tưởng, sự nghiệp và lối sống.

Theo Phật giáo, sẽ là một sự sai lầm nếu cho rằng việc kết bạn trăm năm giữa hai người khắc tuổi dẫn đến kết cục “Có người chết hoặc chia tay”. Trên thực tế, con người chết là do bệnh tật, hoặc tai nạn, hoặc tự tử chứ không phải do khắc tuổi. Chia tay trong hôn nhân thường là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau mà điều quan trọng là cả vợ lẫn chồng đều không vượt qua được cái “Tôi”, không giải quyết các vấn nạn và bất đồng trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng và hướng đến sự lợi lạc cho cả hai và gia đình.

Tình yêu chân chính sẽ “Mạnh hơn nguyên tử”. Khi đến với nhau bằng “Tình thương yêu, không vụ lợi” không có lý do gì anh chị phải chia tay vì những chuyện không đâu. về tâm linh, chúng ta có thể tin ít, tin nhiều song không được mê muội, mù quáng.

Theo quan niệm Phật giáo, không có gì là không giải quyết được. Bằng sự thông minh, hiểu biết, khéo léo của bản thân và sự hỗ trợ thích hợp từ những người có khả năng tư vấn và thuyết phục, các quan niệm sai lầm như trong trường hợp của anh chị sẽ được giải quyết. Theo Phật giáo, không có số phận và định mệnh an bài bởi bất kỳ ai, siêu nhiên hay tự nhiên. Con người là chủ nhân của mọi hành vi bao gồm sự tự do ý chí. Con người là “Kiến trúc sư” của cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, do đó, con người sẽ trực tiếp thừa kế các kết quả của hành vi bao gồm tốt và xấu, tích cực và tiêu cực.

Bằng sự hiểu biết và nỗ lực tích cực, các tính cách không có lợi cho hạnh phúc hôn nhân sẽ được chuyển hóa, theo đó tình yêu được tưới tẩm, hạnh phúc được giữ gìn và độ bền vững trong hôn nhân được đảm bảo. Tin vào tiềm năng, sự nỗ lực của bản thân và ứng dụng trí tuệ giải quyết các vấn nạn, các bạn sẽ thành công trong việc vẫy tay chào với những nỗi khổ niềm đau và chướng duyên trong cuộc sống.

Trong trường hợp đã nỗ lực hết cách mà cha mẹ và gia đình hai bên vẫn không chấp nhận cho hôn nhân được diễn ra theo luật pháp hiện hành và giới luật đạo Phật, các bạn có thể đăng ký kết hôn hợp pháp. Dĩ nhiên, trong tình huống bất đắc dĩ này các bạn cần thể hiện bản lĩnh và khôn khéo để đối diện và vượt qua áp lực của gia đình. 

Thuyết phục gia đình theo công thức “Mưa dầm thấm đất” trước khi kết hôn và siêng năng thăm viếng cha mẹ hai bên sau khi kết hôn với lòng thảo kính, trước sau gì rồi gia đình hai bên sẽ thông cảm và chấp nhận. Việc ở riêng sau đám cưới sẽ giúp các bạn vượt qua các áp lực gia đình các bạn cần chuẩn bị tài chính vững vàng để có thể tự lập khi ở riêng. Hãy kiên trì và nhẫn nại trong việc thuyết phục cha mẹ hai bên theo công thức “Nước chảy đá mòn”. Nếu không được cha mẹ chấp nhận thì việc các bạn tự quyết định tiến tới hôn nhân và ở riêng cũng sẽ giúp giảm đi các áp lực tâm lý và cảm xúc. Chúc các bạn sáng suốt, kiên nhẫn và thành tựu ý nguyện!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Xem thêm