Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/08/2020, 12:57 PM

Có một “Buddha Yoga” độc đáo ở thành phố buồn Đà Lạt

Mới đây Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Trụ trì chùa Thanh Quang, Đà Lạt) đã mở ra một trung tâm yoga gọi là Buddha yoga , tức yoga kết hợp với chân lý Phật giáo. Có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới, trong một lớp tập yoga học viên sẽ được nghe một vị cao tăng truyền thụ giáo lý nhà Phật!

Lộ trình tu tập miên mật của Thượng tọa Thích Huệ Đăng

Tôi đến chùa Thanh Quang vào lúc sáng sớm một ngày cuối tuần. Sau khi chào hỏi Thượng tọa Huệ Đăng vài câu thì đã đến giờ thầy lên lớp yoga để… thuyết Pháp. Năm trước đến đây, chúng tôi đã được nghe thầy nói về ý định mở một trung tâm yoga trong khuôn viên chùa. Và hiện tại thì trung tâm này đã hoàn thành và khai giảng được khóa thứ 2.

Tôi được thầy Huệ Đăng mời tham dự lớp để hiểu rõ được những nét đặc biệt của trung tâm này so với các trung tâm yoga khác là như thế nào. Đây là Trung tâm Buddha yoga, nghĩa là yoga kết hợp với chân lý Phật giáo. Hiện tại, đây là một mô hình yoga khá xa lạ, nếu không nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam và cả trên thế giới.

Phải thừa nhận, khung cảnh ở Thanh Quang tự đặc biệt thích hợp để tập yoga và tu thiền, nhất là thời điểm hiện tại khi thiên nhiên quanh đây vẫn còn xuân. Đó cũng chính là lý do để thầy Huệ Đăng cùng các đệ tử của thầy mở khóa tập ngay sau tết Nguyên đán là vậy. Phòng tập khá rộng lớn và thoáng đãng, xung quanh là đồi thông xanh ngắt, trăm hoa đua nở, không khí trong lành dễ chịu.

Khóa tập không quá đông học viên, khoảng 15 người, trong đó có đủ các đối tượng già, trẻ, trí thức, doanh nhân, hưu trí, nội trợ và cả một số tăng ni trẻ cũng tham gia. Họ đến từ nhiều nơi, người địa phương cũng có và từ Hà Nội, TP HCM cũng có. Trước khi thầy Huệ Đăng lên giảng, mỗi người tự vận động và tập thở bằng những động tác đã được học. Tác dụng của việc này là để tâm được thanh tịnh, sáng suốt từ đó có thể thấu hiểu giáo lý của Đức Phật.

Thượng tọa Thích Huệ Đang thuyết Pháp tại Trung tâm Buddha yoga.

Thượng tọa Thích Huệ Đang thuyết Pháp tại Trung tâm Buddha yoga.

Làm được gì để người dân bớt mê tín thì thịt nát xương tan tôi cũng chấp nhận!

Trong lớp Buddha yoga được chia ra làm ba phần, một là tập các động tác yoga mà ở đây là các tư thế Asana để điều thân cho khỏe. Hai là điều tức, tức là điều hơi thở bằng phương pháp Pranayama (thở) và thiền, giúp cho tinh thần đi vào trạng thái an tĩnh, không lo âu, không vọng động. Và sau đó là dùng chân lý Phật giáo để điều tâm.

Thượng tọa Huệ Đăng cho biết, phương pháp yoga kết hợp điều thân, điều tức và điều tâm của thầy là thực hành đúng theo Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là 5 năm cầu Pháp của Đức Phật là điều thân, 6 năm tu khổ hạnh là điều tức và 49 năm Ngài ôm bình bát khất thực chính là điều tâm. Như vậy, sau khi thực tập Buddha yoga, học viên không những có sức khỏe mà còn có trí tuệ và tâm chân thật, tình thương.

“Như vậy với Buddha yoga, mọi người vừa có sức khỏe, vừa có trí tuệ, vừa có tâm chân thật và tình thương. Rồi mọi người dùng cái tâm ấy về áp dụng vào cuộc sống đời thường, vào công việc hằng ngày của mình. Nếu xã hội này ai cũng đạt được như vậy thì tốt đẹp biết bao. Đó cũng là mục tiêu mà tôi hướng đến khi mở Trung tâm Buddha yoga này”, Thượng tọa chia sẻ.

Thầy Huệ Đăng nói, chính thầy là minh chứng hùng hồn nhất cho hiệu quả của pháp môn yoga trên! Và nay thầy muốn truyền lại cho hàng đệ tử cũng như cộng đồng để được lợi về sức khỏe và trí tuệ như thầy. Vì thế, mà trong khóa Buddha yoga đầu tiên cuối năm trước, ngoài giảng giáo lý Phật giáo thì thầy Huệ Đăng cũng chính là người đứng lớp truyền dạy về yoga cho học viên.

Trong lớp Buddha yoga của Thầy Huệ Đăng.

Trong lớp Buddha yoga của Thầy Huệ Đăng.

Trị bệnh bằng thiền định

Phần chân lý Phật giáo mà thầy Huệ Đăng thuyết giảng trong lớp Buddha yoga được rút ra từ Kinh Bát Nhã Ba La Mật. Thầy dùng chân kinh này để làm phương tiện khai mở đại bi tâm, tức tâm từ bi rộng lớn. Thầy nói, đến với lớp yoga của thầy mà chỉ đạt được sức khỏe thôi thì chưa đủ mà quan trọng đó là “điều tâm” để về áp dụng vào đời sống, công việc. Thầy mong muốn, tất cả các học viên sau khi hoàn thành khóa học về sẽ dùng tâm thành thật và tình thương để đối nhân xử thế, trong gia đình và ngoài xã hội. Đặc biệt đối với những người làm doanh nghiệp, phải làm sao cho vừa lợi mình và lợi người chứ đừng vì lợi ích cá nhân mà làm chuyện hại người.

Bát Nhã Ba La Mật cũng chính là pháp môn mà thầy Huệ Đăng tu trong suốt mấy mươi năm qua. Người tu theo Pháp môn này lấy ba tiêu chí làm đầu, đó là lấy tâm làm cha, trí tuệ làm mẹ và cộng đồng làm quyến thuộc. Và không ai khác, thầy là cao tăng đã tu hành thành quả với pháp môn đó. Những gì thầy thực hành và để lại hôm nay chính là bằng chứng cụ thể.

Thầy là người tu hành không câu nệ lễ nghi, hình thức, không cúng bái rườm rà. Từ Chánh điện Thanh Quang cho đến phòng tập Buddha yoga đều được thờ tự rất đơn giản, không nhang khói nghi ngút như cảnh thường thấy ở nhiều không gian tâm linh khác. Thầy trừng tâm, luyện trí, thầy nhập thế để hành Bồ Tát Đạo; thầy trồng hoa lan để tự nuôi sống bản thân mình và đệ tử với tâm niệm “muốn tự do thì phải tự lo”. Rồi từ tiền bán lan thu được, thầy nghiên cứu trồng sâm Ngọc Linh. Trồng sâm Ngọc linh thành công, thầy mang tất cả đi tặng cho người bệnh chứ không bán lấy một đồng nào. Rồi thầy đi giảng khắp nơi từ năm 2003 đến nay, thầy đã viết 43 bộ luận kinh và dùng tiền bán lan in ra 7.000 nghìn hộp, mỗi hộp 22 bộ kinh để biếu khắp trong Nam, ngoài Bắc…

Thầy Huệ Đăng dạy rằng, khi tâm ta rộng lớn thì trí mới rộng lớn, trí rộng lớn thì đức rộng lớn, có đức rộng lớn thì uy tín sẽ lớn, uy tín lớn từ đó cộng đồng sẽ rộng lớn và cuối cùng là bản thân đạt được an lạc và hạnh phúc rộng lớn! Đó cũng chính là lộ trình mà thầy đang tích cực vạch ra cho đệ tử, cho cộng đồng để tìm đến sự an lạc hạnh phúc trong cuộc đời thông qua lớp Buddha yoga.

Để thành lập và vận hành trung tâm Buddha yoga như hiện tại, Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã lập ra một quỹ riêng. Với tiêu chí “tự lo” để tự tại, thầy từ chối hết tất cả những thiện chí hùn phước xây dựng của Phật tử gần xa. Thầy nói, bản thân thầy có thể chu toàn được.

Có lẽ, chẳng ở đâu trên thế giới này mà có một lớp yoga trong đó học viên vừa được học miễn phí, vừa có chỗ ăn chỗ ở cũng miễn phí như tại Trung tâm Buddha yoga của thầy Huệ Đăng cả. Đặc biệt, hằng ngày mỗi học viên còn được thầy cho dùng sâm ngọc linh để tăng cường sức khỏe, nhất là đối với những học viên lớn tuổi hay bị đau nhức trong những ngày đầu tập luyện.

 Nguồn: Năng Lượng Mới số 505

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mỗi tần số năng lượng đều có vẻ đẹp riêng

Sống an vui 13:00 02/11/2024

Mỗi người trong chúng ta, dù sống giữa một thế giới chung, lại sở hữu một tần số năng lượng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt không ai giống ai.

Hãy để chính đời sống ta trở thành lời hùng biện đánh tan những thị phi

Sống an vui 07:45 02/11/2024

Thị phi là điều mà mỗi chúng ta sẽ có ít nhất vài lần đối diện trong cuộc đời, vì lẽ đơn giản sống ở đời chúng ta phải tiếp xúc với những người xung quanh. Trong lúc tiếp xúc thì không tránh khỏi những va chạm, ghen tỵ, và sự đố kỵ… từ người khác.

Hóa thân một kiếp cũng vì chữ duyên

Sống an vui 18:00 01/11/2024

Dẫu đời trôi chảy mênh mông/ Vui buồn cũng hóa dòng sông xuôi dòng/ Thân này một kiếp hư không/ Nào hay tan hợp cũng vòng tử sinh.

Đối diện thị phi bằng tâm thái an nhiên

Sống an vui 09:50 01/11/2024

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối diện với thị phi. Thị phi, dù là đúng hay sai, có thể dễ dàng khiến ta cảm thấy tổn thương, thậm chí mất đi niềm vui và bình yên trong tâm hồn. Vậy làm thế nào để đối diện với thị phi một cách an nhiên?

Xem thêm