Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Có nên đeo trang sức hình tượng Phật không?

Hiện nay nhiều người thường sử dụng hình tượng Phật để làm mặt dây chuyền vòng tay với mong muốn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. Tuy nhiên nếu đeo trang sức hình tượng Phật không đúng cách sẽ vướng vào những điều kiêng kỵ, tạo nghiệp sau này.

Có nên đeo trang sức hình tượng Phật không?

Sinh thời, Đức Phật có yêu cầu các đệ tử không vẽ tranh, tạc tượng Người bởi Người không muốn rằng mọi người sẽ tôn sùng, sùng bái Người. Nhưng sau này, các Phật tử vẫn thường vẽ tranh hoặc tạc tượng Đức Phật. Điều này cũng rất thường tình bởi chúng ta luôn mong muốn ghi lại hình ảnh của người mà chúng ta ngưỡng mộ. Hơn nữa, mỗi bức hình hay bức tượng Đức Phật cũng là một công trình nghệ thuật đáng để trân trọng, thưởng ngoạn.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người hay sử dụng các loại trang sức, mặt dây chuyền có in hình tượng phật Quan Âm hay Di Lặc đeo trên cổ,... Tuy nhiên họ đã không biết rằng sử dụng hình ảnh Phật như vậy là làm mất đi sự tôn nghiêm của chính bản thân mình và gieo nhân rất xấu, có thể gặp nhiều phiền phức trong tương lai.

Có nên đeo trang sức hình tượng Phật không? Ảnh minh họa

Có nên đeo trang sức hình tượng Phật không? Ảnh minh họa

Theo Thượng tọa Thích Chân Quang – Phó ban tài chính Trung ương, trụ trì chùa Phật Quang, Bà Rịa Vũng Tàu, thân thể chúng ta vốn bất tịnh nên vốn dĩ đã không nên mang Thánh Tượng bên mình. Còn việc mang vào nhà vệ sinh hay khi đi ngủ thì càng không nên.

Người xưa có nói “Kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta có tôn kính Phật thì chúng ta mới dần dần đạt được những đức tính của Phật nơi tâm của mình. Chúng ta có tôn kính một bậc Thánh nào đó thì chúng ta mới thành tựu một phần các tính chất của bậc Thánh đó. Ngược lại, việc bất kính với bậc thánh thì quả báo lại rất nặng nề. Đó là Nhân quả.

Trên con đường tu tập về tâm linh, ngoại trừ những người thực sự yêu thích hình ảnh tượng Phật muốn sử dụng với mục đích trang trí, chúng ta không nên để vật chất ảnh hưởng đến bản thân mình quá nhiều. Việc đeo những món trang sức có hình Phật, tính Phật giáo để khoe khoang việc tu tập của mình thực ra chính là một biểu hiện của cái Tôi ngã mạn. Đây là điều mà Phật tử cần tránh. 

Tuy nhiên không phải ai đeo mặt dây chuyền cũng đều có duy nhất ý nghĩa là trang sức, làm đẹp. Có người đeo một kỷ vật của người thân (không quan tâm đến xấu, đẹp), có người đeo một linh vật (cốt để được phù hộ). Rất nhiều người đeo tượng Phật, Bồ-tát để được hộ mệnh, che chở mà không hề có ý nghĩa trang sức. Đeo tượng với tâm tôn kính, cảm nhận oai lực của Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi. Đức Phật luôn ở bên mình, gia hộ và nhắc mình sống thiện và làm lành.

Vì vậy phải xem sự dụng tâm của mình như thế nào mới biết về sau có phước quả tốt xấu ra sao. Nếu những ai sau khi quán sát tâm mình, thấy rõ mình không hề sử dụng tôn tượng Phật và Bồ-tát với mục đích trang trí và trang sức thì không có gì phải băn khoăn cả.

Những lưu ý khi đeo trang sức hình tượng Phật

Bởi vì mặt Phật rất linh thiêng nên thường được sử dụng để đeo ở cổ, nếu đeo ở tay phải kiêng kị và chú ý trong sinh hoạt vì theo người xưa quan niệm, khi đeo ở tay, con người phải tiếp xúc nhiều với những thứ ô uế trong khi làm việc cũng như trong lúc sinh hoạt cá nhân, vì vậy khi sử dụng một số chi tiết Bạc hình mặt Phật mọi người nên chú ý tránh dùng làm những việc ô uế!

Đeo dây chuyền mặt Phật thì khi đi tắm hoặc đi ngủ, bạn nên tháo dây chuyền mặt Phật ra, bởi vì khi đeo trong người, dây chuyền mặt phật tiếp xúc với cơ thể bạn cả ngày, do vậy tháo ra để đảm bảo được gìn giữ một cách sạch sẽ nhất.

Không nên để dây chuyền mặt Phật trong tủ hoặc hộp kín, nó được coi là hành động bất kính với Phật, mà hãy để nơi trang nghiêm cao ráo

Nếu mặt Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và tùy tiện vất đi mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba , năm, bảy, chín, đốt dưới nắng…

Tâm Như

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Phật giáo thường thức 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Phật giáo thường thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Xem thêm