Đâm thọc ly gián, nói xấu tạo nghiệp gì
Đức Phật đã dạy con người cần tránh 10 bất thiện nghiệp. Trong đó bất thiện nghiệp thứ năm là nói những lời gây bất hòa, chia rẽ, nói xấu người khác. Vậy đâm thọc ly gián, nói xấu tạo nghiệp gì?
Câu chuyện về đâm thọc ly gián, nói xấu người khác đáng suy ngẫm
Câu chuyện dưới đây được trích từ Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tập – Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành 1992-1994:
Xưa có một vị Tỳ kheo tên Kondaahana kể từ khi vị này xuất gia, hễ thầy đi đâu thì sau lưng Thầy cũng có một người phụ nữ đi theo sau, riêng Thầy thì Thầy không biết gì cả, nhưng ai ai cũng đều thấy.
Khi đi khất thực, những thí chủ cúng dường để vào bát Thầy hai muỗng cơm, muỗng thứ nhất họ nói: Muỗng này là phần Thầy, và muỗng thứ nhì là phần cô bạn của Thầy.
Các vị Tỳ kheo thấy như vậy đinh ninh Thầy phạm giới Bất cọng trụ mới đi nói với Trưởng giả Cấp Cô Ðộc và yêu cầu ông đuổi Thầy Tỳ kheo Kondaahana ra khỏi chùa. Ông Trưởng giả không dám, chư Tỳ kheo cho bà tín nữ Visakha biết, bà cũng không dám. Các thầy mới vào chầu Ðức vua Ba Tư Nặc và thuật tự sự. Ðức vua nhận lời. Chiều lại vào chùa, vua cho quan quân bao vây chánh điện, còn vua thì lên điện, Thầy Kondaahana nghe ồn ào mới ra coi, thì vua thấy sau lưng Thầy có một người phụ nữ, riêng Thầy thì biết vua đến liền trở vào. Gặp Thầy vua không đảnh lễ, nhưng vua lại không thấy hình người phụ nữ lúc ở ngoài. Vua tìm trong kẹt cửa dưới gầm giường cũng không thấy, mới hỏi:
– Bạch Thầy, trẫm vừa trông thất một người phụ nữ ở tại đây, cô ấy đâu rồi?
– Tâu Ðại vương, bần đạo không thấy.
– Chính trẫm thấy một người phụ nữ đứng sau lưng Thầy.
Thầy Tỳ kheo vẫn quả quyết.
– Bần đạo không biết và không thấy.
Ðức vua nghĩ: “Chuyện này sao kỳ thế!”. Vua mới nói:
– Vậy xin Thầy hãy đi ra ngoài.
Khi Thầy đi thì lập tức có người phụ nữ theo sau lưng. Vua trông thấy rõ rồi, mới mời Thầy vào. Thầy trở vào và ngồi xuống.
Khi Thầy đi vào, vua trông chừng theo hình của người phụ nữ ấy, nhưng bỗng dưng lại biến mất. Vua lấy làm lạ mới hỏi:
– Bạch Thầy, còn người phụ nữ ấy đâu?
– Tâu Ðại vương, bần đạo chẳng thấy người phụ nữ nào cả.
– Xin Thầy thành thật nói cho trẫm rõ.
– Tâu Ðại vương, hàng Ðại chúng đều nói rằng có một người phụ nữ đi sau lưng bần đạo, mà bần đạo thì không thấy.
Vua mới nghĩ rằng đây là hình giả, nhưng hãy còn nghi nên lại phán rằng:
– Vậy xin mời Thầy đi khỏi chỗ này lần nữa.
Thầy ra đứng ngoài thì hình người phụ nữ lại hiện ra đứng sau lưng. Ðức vua hỏi Thầy vẫn trả lời như trước.
Vua mới nghĩ: “Quả thật là hình giả”, vua mới thưa rằng:
– Bạch Thầy, một khi đã có điều không được trong sạch thế này, thì không có ai trong sạch cúng dường cho Thầy, vậy từ đây Thầy cứ vào cung nội, trẫm xin cúng dường những vật dụng cho Thầy.
Các thầy Tỳ kheo mới nói với nhau rằng: Quý Thầy nghĩ xem nhà vua ương hèn thái quá, chúng ta đã mời vào để xem tình tệ như thế này lại không chịu đuổi Thầy Tỳ kheo phá giới ấy, mà còn mời vào cung để cúng dường. Rồi các thầy mới nói với Thầy Kondaahana rằng: “Này kẻ phá giới! Nhà vua cũng là kẻ hèn như ngươi vậy”.
Lúc trước thầy không có bằng cớ để đáp lại, nhưng bây giờ đã được nhà vua làm chứng nên liền trả lời rằng: “Các người là kẻ phá giới, các người là kẻ dẫn gái đi”. Các thầy Tỳ kheo mới đem chuyện ấy vào bạch với Ðức Thế Tôn.
Ðức Thế Tôn gọi Thầy vào hỏi:
– Thầy có mắng các Thầy Tỳ kheo kia không?
Thầy bạch:
– Bạch Thế Tôn, vì các Thầy ấy nói đệ tử.
Ðức Thế Tôn hỏi các Thầy kia:
– Tại sao các Thầy lại mắng Thầy Tỳ kheo này?
– Bạch Thế Tôn, vì chúng con thấy một cô phụ nữ đi theo sau lưng của Thầy Tỳ kheo này.
Ðức Thế Tôn mới phán hỏi Thầy Tỳ kheo Kondaahana rằng:
– Các Thầy Tỳ kheo này có thấy một người phụ nữ đi theo sau lưng ngươi, vậy tại sao ngươi lại không thấy, mà lại gây gỗ với các Thầy Tỳ kheo này. Quả này cũng do nơi nghiệp đê tiện của ngươi kiếp trước, vậy mà hiện nay tại sao ngươi cũng không bỏ tánh đê tiện ấy?
Lúc ấy các Thầy Tỳ kheo đồng bạch với Ðức Phật:
– Bạch Ðức Thế Tôn, thầy Kondaahana làm nghiệp thế nào trong quá khứ?
Ðức Thế Tôn mới dạy rằng:
– Trong thời kỳ Ðức Phật Ca Diếp, có hai vị Tỳ kheo yêu thương nhau chẳng khác nào anh em cùng một cha mẹ. Thời kỳ ấy, mỗi năm Chư Tăng hội làm lễ Phát Lồ một lần. Gần đến ngày Phát Lồ, hai thầy rủ nhau đi định đến nơi làm lễ phát Lồ.
– Lúc đi giữa đường, có một vị Chư Thiên ở cõi Trời Ðao Lợi thấy hai vị thương nhau mới nghĩ rằng: “Hai vị Tỳ kheo này rất thương yêu nhau, ta có thể chia rẽ được không?”.
Trong khi đang nghĩ kế chia rẽ, thì một trong hai thầy nói rằng:
– Xin Thầy vui lòng đợi tôi một chút, tôi cần đi sông.
Vị Chư Thiên mới đợi cho thầy Tỳ kheo ấy đi sông xong, khi từ trong bụi đi ra, vị này liền hóa ra một người phụ nữ một tay nắm lấy quần, một tay vén tóc làm như mới vừa ân ái với Thầy Tỳ kheo ấy xong. Vị Chư Thiên cố ý đợi cho Thầy Tỳ kheo kia thấy rồi mới biến mất.
Do đó, khi Thầy Tỳ kheo này đến thì vị kia liền nói:
– Thầy là người phá giới.
– Thưa Thầy đâu có!
Vừa rồi tôi thấy có một cô gái đi sau Thầy.
– Thưa Thầy chuyện này thật tôi không có.
Hai Thầy cãi nhau, kết cuộc hai Thầy chia đường nhau đi không bao giờ hợp nhau, vì không bằng lòng cùng nhau làm lễ Phát Lồ.
Vị Chư Thiên thấy kết quả tai hại như vậy mới nghĩ rằng: “Ta đã làm nên tội quá đáng lắm rồi”, liền hiện xuống nói:
– Giới đức của vị Tỳ kheo này vẫn trong sạch, đây là do nơi tôi muốn thử hai Ngài thôi. Xin hai Ngài cùng làm lễ Phát Lồ chung.
Chừng ấy, hai vị Tỳ kheo mới chịu nghe theo và hoan hỷ cùng nhau làm lễ Phát Lồ.
Vì nghiệp đê tiện ấy, sau khi chết, vị Chư Thiên mới bị đọa vào địa ngục A Tỳ, thời gian nhiều kiếp, đến nay mới sanh làm Kondaahana.
Khi nhắc tiền kiếp của Thầy Tỳ kheo Kondaahana xong, Ðức Thế Tôn mới phán rằng:
– Ngươi vì nghiệp đê tiện ấy nên mới có chuyện phi thường như hôm nay. Thế mà ngươi vẫn giữ tánh đê tiện ấy. Ngươi không nên nói tiếng gì với các Thầy Tỳ kheo. Ngươi phải nín lặng như người câm, khi ngươi làm được như thế mới mong hết nghiệp và chứng đạo quả…
Đâm thọc ly gián, nói xấu tạo nghiệp gì?
“Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”, tong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát.
Đức Phật đã dạy ở đời luôn có luật nhân quả, đừng bao giờ nói xấu hay làm chuyện hại người. Bạn hãm hại người khác thì sẽ có người hãm hại lại bạn. Bạn lừa dối người khác cũng có người khác lừa dối bạn.
Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu như thường.
Những lời ái ngữ có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã của mọi người. Và nếu khuyến tấn đúng thời điểm, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương.Từ đó, dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi và những việc làm bất thiện.
Ngược lại lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời. Trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.
Ác khẩu, ác ngữ là những lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa, là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp. Tuy nhiên nói nặng lời hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ. Nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
Những lời nói cay độc gây tổn thương tới người đối diện cũng vô tình gây họa cho chính bản thân mình, điều này không phải ai cũng biết.
Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa, Vũng Tàu), những người hay nói xấu người khác sau lưng như vậy về sau sẽ mắc quả báo sống đời cô độc, chẳng ai thương mến đoái hoài tới…
Bởi vậy mà trong cuộc sống chúng ta nên hạn chế, nếu được thì không nên buôn chuyện về người khác. Buôn chuyện về người khác là mắc vào một trong những điều cấm kỵ trong nhà Phật. Đặc biệt là nói xấu người khác sau lưng, hoặc chê bai người khác đều là cách gieo nghiệp xấu cho mình.
Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng, lời nói xấu sau lưng, hoặc chê bai người khác sau lưng thường gây nên oán thù, gây chia rẽ. Nếu không tránh những điều này, chúng ta sẽ mắc phải quả báo y như vậy. Chê bai người ta điều gì thì đời sau phạm y như thế, không gỡ ra được mà phải trả cho hết cái xấu đó.
Có nhiều người nhìn vào nhân duyên thấy tốt, tự nhiên họ làm sai, làm bậy. Không phải do họ xấu mà do đời trước làm sai nên đời này phải gánh chịu. Đó chính là nhân quả.
Có người hay bị thị phi, bị nói xấu rất có thể kiếp trước đã gieo nghiệp bất thiện này. Dù đời này họ không nói xấu ai nhưng thường xuyên bị thị phi, đặt điều, bôi nhọ. Đó chính là quả báo mà họ không biết.
Theo giảng sư Thích Trí Huệ, trong 3 nghiệp thân khẩu ý thì khẩu nghiệp làm cho chúng ta tổn phước nhiều nhất.
Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành; Là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo; Là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành; Là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo; Là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh; Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng; Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh; Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.
Tâm Như
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Nhất Thừa là gì?
Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.
Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?
Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Nguyên lý của đời sống giác ngộ
Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.
Xem thêm