Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/06/2020, 06:32 AM

Có nên nguyện trả hết nghiệp trước khi vãng sinh?

Tất cả những nghiệp khác ta “Đới” nó. Đới là đem về Tây Phương. Đem về Tây Phương ta dùng thần thông đạo lực, biết hết trong vô lượng kiếp chúng ta làm gì, ta bắt đầu đi cứu độ chúng sanh để trả nghiệp.

Điều kiện trọng yếu để được vãng sinh cực lạc

Vãng sinh về Tây Phương, nên nhớ rõ, là do quyền lợi của chính mình và được đức từ phụ A-Di-Đà thương xót chúng sinh, do lòng đại từ đại bi của Ngài tiếp dẫn mình về Tây Phương, để một đời khi mình xả báo thân này, thay vì mình phải chịu đọa lạc trong những cảnh khổ sở đau đớn qua nhiều kiếp, kiếp này qua kiếp nọ, gọi là “Lũy kiếp nan xuất, thống bất khả ngôn”. Như vậy thì khi vãng sinh về Tây Phương chính là cái quyền lợi của mình, chứ không phải là quyền lợi của Phật.

Ấy thế mà có nhiều người tu hành lại nghĩ ngược lại, là khi ta vãng sinh về Tây Phương là do quyền lợi của Phật. Vì quyền lợi của Phật cho nên ta nguyện vãng sinh về Tây Phương. Chính vì vậy mới sinh ra những lời nguyện sai lầm, để dẫn tới chỗ sau cùng mất phần vãng sinh. Thường thường những người này họ nguyện như thế nào? Cứ… “Nam Mô A-Di-Đà Phật, Phật cho con về Tây Phương. Nhưng dù sao đi nữa Phật cũng cho con hết bệnh, dù sao đi nữa cũng cho con làm cho hết việc này, làm cho hết cái việc kia… rồi con mới đi”.

Thường thường người ta đặt điều kiện như vậy, nhiều lắm. Vì những lầm lẫn nho nhỏ này mà làm con đường đi về Tây Phương của họ bị đoạn mất. Rất nhiều chứ không phải là không có. Khi đi hộ niệm sẽ thấy những trường hợp này. Những người nghèo người ta không nguyện như vậy, mà thường nguyện rằng, “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật cho con về Tây Phương, về lúc nào cũng được, con không sợ gì cả, con quyết lòng về Tây Phương, nguyện thành Phật độ chúng sinh”.

“Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật cho con về Tây Phương, về lúc nào cũng được, con không sợ gì cả, con quyết lòng về Tây Phương, nguyện thành Phật độ chúng sinh”.

“Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật cho con về Tây Phương, về lúc nào cũng được, con không sợ gì cả, con quyết lòng về Tây Phương, nguyện thành Phật độ chúng sinh”.

Muốn vãng sinh phải tập làm người dốt

Tại vì họ khổ quá rồi! Họ không muốn ở đây nữa. Nhưng một người sống sướng một chút, thì thường thường họ nguyện như vầy: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, trong một đời của con, con đâu có làm điều gì sai. Tại sao con lại bị bệnh? Nam Mô A-Di-Đà Phật, con cũng bố thí, cũng cúng dường, cũng xây chùa, cũng cất miễu, cũng làm cầu… nhiều lắm, tại sao Phật lại bất công… không chịu giúp cho con khỏe mạnh, an khang? Bất công quá!”.

Trong lúc tu hành họ có cái tâm trách móc. Mà thực ra, rõ rệt là những căn bệnh này, những sự khổ ách này, nhất định là do chính mình gây ra, chứ không phải là người khác. Chắc chắn. Nếu đời này mình có làm việc đại thiện đại lành gì đi nữa, mà mình vẫn bị tai nạn, vẫn bị đau đớn, vẫn chịu nhiều cảnh khổ là do trong tiền kiếp mình tạo ra cái nhân đó, nhất định không cách nào từ chối được. Thế gian còn có câu, “Nhất ẩm nhất trát mạc phi tiền định”. Một cái ăn, một cái uống, một cái gặp nhau trong đời này nhất định cũng do tiền định, thì một cơn đau mà đến với chúng ta, một căn bệnh ngặt nghèo đến với chúng ta, hoàn toàn là do chính chúng ta tạo ra. Vì thế, khi tu hành cần phải cố gắng nhớ điều này, “Nhân Duyên Quả Báo tơ hào không sai”!

Ba cái nó đi với nhau. Vì ưa nói gọn nên thành ra Nhân-Quả. Chứ thật ra phải nói là: Nhân-Duyên-Quả. Chính nhờ cái Duyên này mà ta mới thoát nạn đây. Duyên như thế nào? Nếu ta định vào trong câu A-Di-Đà Phật, quyết lòng đi về Tây Phương thì ta cứ một lòng niệm Phật, một lòng cầu về Tây Phương. Một cơn bệnh đến ta mừng ta vui, vì ta trả cái nghiệp này trong ngày hôm nay thì ba tháng sau ta khỏi trả. Nếu ta trả căn bệnh ngặt nghèo trong tháng này thì tháng sau ta khỏi trả. Ta trả tất cả những cái chuyện đau đớn này thì lúc lâm chung ta khỏi đau đớn. Hiểu được vậy thì tự nhiên ta an nhiên đón nhận căn bệnh.

Còn tất cả những nghiệp khác ta “Đới” nó. Đới là đem về Tây Phương. Đem về Tây Phương ta dùng thần thông đạo lực, biết hết trong vô lượng kiếp chúng ta làm gì, ta bắt đầu đi cứu độ chúng sinh để trả nghiệp.

Còn tất cả những nghiệp khác ta “Đới” nó. Đới là đem về Tây Phương. Đem về Tây Phương ta dùng thần thông đạo lực, biết hết trong vô lượng kiếp chúng ta làm gì, ta bắt đầu đi cứu độ chúng sinh để trả nghiệp.

Làm sao để được vãng sinh?

Xin chú ý cho kỹ điểm này, là ta an nhiên đón nhận căn bệnh của ta, chứ không phải ta cầu mong cho căn bệnh đến với ta. Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Xin nhớ kỹ, chứ không thì dễ hiểu lầm chỗ này mà chúng ta lại có thể bị đại nạn. Có nhiều người sơ ý, khi tu hành thường phát ra những lời nguyện hết sức sai lầm! Ví dụ: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, con nguyện sẽ trả cho hết tất cả những nghiệp chướng của con để con đi vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Con quyết tâm giải cho hết mọi ách nạn để rồi con được thành tựu”.

Đây là lời nguyện hoàn toàn sai lầm đối với một người niệm Phật cầu sinh Tịnh-Độ. Mà đúng ra nên nói rằng, ta an nhiên tự tại đón nhận căn bệnh. Căn bệnh nó đến nhiều ta an nhiên nhiều. Tâm ta định vào câu A-Di-Đà Phật. Xin nhớ, cái lực định này tự nó phá tan nghiệp chướng ngay lúc đó hồi nào không hay. Chứng tỏ được rõ rệt rằng, có nhiều người đau trên giường, các vị bác sĩ tới thăm, họ nghĩ rằng người này phải bị tê liệt, bán thân bất toại, nằm dài trên giường, không nói được, không đi được… thế mà họ đi ngù ngù vì tâm lực của họ nó quá mạnh. Cho nên mình phải nhớ, không nên tạo cái duyên cho cái nghiệp nó nở ra.

Làm sao không tạo cái duyên cho cái nghiệp khỏi nở ra?…

– Đừng sợ cái nghiệp,

– Đừng mong cái nghiệp,

– Đừng lo cái nghiệp,

– Đừng khổ vì cái nghiệp thì tự nhiên cái nghiệp nó nằm đó, nó chờ trong tương lai một kiếp nào đó nó mới hiện ra.

Trong thời gian chờ đợi tương lai hiện ra, thì ta đã được tương ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật, đã về Tây Phương Cực Lạc rồi. Khi về tới Tây Phương Cực Lạc ta trở nên Bồ-Tát Bất-Thối-Chuyển, thần thông đạo lực vô cùng nhiệm mầu, bao trùm pháp giới. Ta dùng cái thần thông đạo lực đó vì chúng sinh chịu khổ mà xuống các quốc độ cứu độ chúng sinh. Lúc đó ta trả nghiệp nhưng không phải là ta xuống dưới địa ngục để chịu hành hình, mà ta trả nghiệp bằng cách dùng thần thông đạo lực và trí huệ của một vị Bồ-Tát Bất-Thối đi cứu độ chúng sinh, giảng kinh thuyết đạo dẫn chúng sinh đi về Tây Phương để mà trả nghiệp. Cách này hay vô cùng.

Khi mà mình biết được một chút tu hành rồi, mong cho tất cả chư vị cố gắng bắt đầu từ hôm nay, tất cả những căn bệnh nào đến, chúng ta hãy an nhiên tự tại lên, đừng sợ…

Khi mà mình biết được một chút tu hành rồi, mong cho tất cả chư vị cố gắng bắt đầu từ hôm nay, tất cả những căn bệnh nào đến, chúng ta hãy an nhiên tự tại lên, đừng sợ…

Lâm chung cần có điều kiện gì để được vãng sinh?

Chính vì thế, xin thưa, nghiệp nó đến với chúng ta là do chúng ta mời nó. Còn nếu chúng ta cứ một lòng một dạ:

– Duyên với Tây Phương Cực Lạc.

– Nghĩ A-Di-Đà Phật.

– Nhớ A-Di-Đà Phật.

– Niệm A-Di-Đà Phật.

– Nguyện về Tây Phương với A-Di-Đà Phật…

Thì tự nhiên cái nhân đi về Tây Phương đã chín mùi trong tâm chúng ta, nhờ do sức nguyện làm thành cái Duyên để nảy nở cho chúng ta cái Quả báo, Quả báo đi về Tây Phương thành đạo.

Chính vì vậy, khi mà mình biết được một chút tu hành rồi, mong cho tất cả chư vị cố gắng bắt đầu từ hôm nay, tất cả những căn bệnh nào đến, chúng ta hãy an nhiên tự tại lên, đừng sợ… Nhất định đời này đã có vận hạn rồi, không sao cả. Khi cái tâm chúng ta buông ra thì tự nhiên cái nghiệp nó cũng buông chúng ta ra, nó nằm im đó để cho chúng ta lấy cái Nhân “A-Di-Đà Phật” để thành cái Quả “A-Di-Đà Phật”, gọi là “Niệm Phật là Nhân thành Phật là Quả”.

Còn tất cả những nghiệp khác ta “Đới” nó. Đới là đem về Tây Phương. Đem về Tây Phương ta dùng thần thông đạo lực, biết hết trong vô lượng kiếp chúng ta làm gì, ta bắt đầu đi cứu độ chúng sinh để trả nghiệp. Đây là con đường rất là vi diệu, tuyệt vời của những người niệm Phật vãng sinh như chúng ta.

Điều kiện để người niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm