Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/06/2020, 07:40 AM

Điều kiện trọng yếu để được vãng sinh cực lạc

Chúng ta không nên đợi lâm chung bị bệnh, nằm ở trên giường mới nghe Kinh, mà phải làm ngay bây giờ. Nhân lúc tuổi còn trẻ hãy buông xả vạn duyên, cũng nghe giảng Kinh được mỗi ngày tám giờ, tôi tin bốn năm bạn có thể đứng vãng sinh, không có bị bệnh.

Làm sao để được vãng sinh?

Tứ chúng đệ tử ở ngay trong đời này có cơ hội nghe được Phật pháp, đây là nhân duyên hy hữu khó gặp, trong kinh Phật cũng thường nói “thiện căn, phước đức, nhân duyên”, ba cái đầy đủ thì đời này mới có thể được độ.

Chúng ta có nhân duyên đầy đủ, vấn đề là có thiện căn, phước đức hay không? Có thiện căn phước đức, tức là tin sâu, nguyện thiết, y giáo phụng hành, cái này chính là thiện căn, phước đức. Nếu không tin, không có cái nguyện lực này, không chịu y giáo phụng hành, vẫn cứ tùy thuận tập khí phiền não của mình, thì trong ba điều kiện này, “nhân duyên” bạn có nhưng thiện căn, phước đức không đủ, tức là như trước đây lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã nói, bạn vẫn tùy nghiệp thọ báo như xưa, bạn vẫn bị nghiệp lực dẫn dắt, bạn không ra khỏi luân hồi, không trốn thoát tam đồ. Tất yếu ba điều kiện phải đồng thời đầy đủ, thì người này trong một đời siêu thoát rồi.

Học Phật, mấu chốt của thành bại là gì? Ngày đầu tiên tôi học Phật, nhờ có đại sư Chương Gia chỉ dạy tôi: “Nhìn thấu, buông xả”. Mấu chốt thành bại của bạn là quyết định ở bốn chữ này.

Học Phật, mấu chốt của thành bại là gì? Ngày đầu tiên tôi học Phật, nhờ có đại sư Chương Gia chỉ dạy tôi: “Nhìn thấu, buông xả”. Mấu chốt thành bại của bạn là quyết định ở bốn chữ này.

Trước đây, rất nhiều năm về trước, khi tôi còn ở Đài Loan, giáo sư Lam Kiết Phú đến hỏi tôi về điều kiện vãng sinh, tôi bèn dựa theo một câu kinh văn trong kinh A Di Đà để trả lời ông. Kinh A Di Đà nói: “Không thể ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sinh nước kia”. Chúng ta ngày nay thông thường nói thiện căn, phước đức, nhân duyên đều có nhưng ít, đã ít thì không thể “được sinh nước kia”. Hay nói cách khác, phải nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên mới chắc chắn sinh Tịnh Độ. Phật ở trong kinh nói rõ ràng như vậy, nói minh bạch như vậy, chúng ta phải biết…

Thuyết lâm chung một niệm vãng sinh

Học Phật, mấu chốt của thành bại là gì? Ngày đầu tiên tôi học Phật, nhờ có đại sư Chương Gia chỉ dạy tôi: “Nhìn thấu, buông xả”. Mấu chốt thành bại của bạn là quyết định ở bốn chữ này. Bạn không thể nhìn thấu, không thể buông xả, thì đời này cùng lắm là kết cái duyên ở trong Phật pháp mà thôi. “Kết duyên”, vô lượng kiếp quá khứ đến nay, chúng ta đã kết duyên không ít lần rồi, cho nên mới nói “có thiện căn sâu dày”. Thế Tôn ở trong Kinh Vô Lượng Thọ nói cho chúng ta biết về A Xà vương tử, ông trong đời quá khứ đã từng cúng dường 400 ức Phật. “Ức” là con số của Ấn Độ, con số này chênh lệch rất lớn, mười vạn cũng gọi là ức, trăm vạn cũng gọi là ức, ngàn vạn cũng gọi là ức. Chúng ta chỉ tính con số thấp nhất là mười vạn. Một ức là mười vạn, mà “400 ức” cũng là con số tương đối khá lớn rồi. Trong đời quá khứ đã từng gieo trồng thiện căn, tiếp xúc được Phật pháp nhiều lần như vậy, nhưng cái thiện căn này trong kinh A Di Đà nói là “ít thiện căn”, vẫn không phải nhiều. Từ đó cho thấy, tập khí chúng ta nghiêm trọng dường nào, tại sao vậy? Chúng ta xem thấy ở trong Kinh, A Xà Vương Tử nghe Thế Tôn giảng kinh Vô Lượng Thọ, ông vẫn chưa có phát tâm cầu sinh Tịnh Độ, cái tâm này vẫn chưa có phát ra được. Ông chỉ phát tâm là “chúng con tương lai làm Phật cũng muốn giống như Phật A Di Đà vậy”, ông chưa có phát tâm cầu sinh. Nếu như phát tâm cầu sinh Tịnh Độ, vậy mới gọi là nhiều thiện căn. Cho nên A Xà vương tử vẫn là thuộc về ít thiện căn, ít phước đức. Mặc dù có nhiều nhân duyên, nhưng ông có ít thiện căn, ít phước đức nên không thể thành tựu.

Chúng ta không nên đợi lâm chung bị bệnh, nằm ở trên giường mới nghe Kinh, mà phải làm ngay bây giờ. Nhân lúc tuổi còn trẻ hãy buông xả vạn duyên, cũng nghe giảng Kinh được mỗi ngày tám giờ, tôi tin bốn năm bạn có thể đứng vãng sinh, không có bị bệnh.

Chúng ta không nên đợi lâm chung bị bệnh, nằm ở trên giường mới nghe Kinh, mà phải làm ngay bây giờ. Nhân lúc tuổi còn trẻ hãy buông xả vạn duyên, cũng nghe giảng Kinh được mỗi ngày tám giờ, tôi tin bốn năm bạn có thể đứng vãng sinh, không có bị bệnh.

Chúng ta soi lại mình một chút, chúng ta có phải ít thiện căn, ít phước đức hay không? Điều này phải suy xét cho thật kỹ. Thật sự thiện căn phước đức ít, có cách gì cứu chữa hay không? Có! Bạn chân thật có thể nhìn thấu, chân thật có thể buông xả, chân thật có thể cầu học, thì chỉ trong thời gian mấy năm, bạn có thể đem ít thiện căn của bạn biến thành nhiều thiện căn. Đó chính là ngày đêm phải tăng cường huân tu Phật pháp.

Tại Singapore, điển hình rõ rệt nhất là ông Trần Quang Biệt, cựu trưởng Cư Sĩ Lâm. Tuy ông học Phật từ nhỏ, hộ trì Phật pháp 50-60 năm, nhân duyên của ông không ít, nhưng thiện căn, phước đức của ông đều ít. Khi về già, thời gian bốn năm cuối đời, ông bị bệnh. Nằm trên giường bệnh, mỗi ngày ông nghe đĩa giảng Kinh tám giờ, không gián đoạn ngày nào. Điều này đã bổ túc thêm nhiều thiện căn phước đức của ông. Trong cơn bệnh, ông thật sự buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm A Di Đà Phật, cho nên ông thành công. Ông đã làm nên một tấm gương rất tốt cho chúng ta thấy.

Phá trừ các mối nghi gây chướng ngại cho việc vãng sinh

Phải nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên mới chắc chắn sinh Tịnh Độ. Phật ở trong kinh nói rõ ràng như vậy, nói minh bạch như vậy, chúng ta phải biết…

Phải nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên mới chắc chắn sinh Tịnh Độ. Phật ở trong kinh nói rõ ràng như vậy, nói minh bạch như vậy, chúng ta phải biết…

Chúng ta không nên đợi lâm chung bị bệnh, nằm ở trên giường mới nghe Kinh, mà phải làm ngay bây giờ. Ông nằm trên giường bệnh đã nghe Kinh bốn năm là có thể biết trước ngày giờ ra đi. Chúng ta hiện nay không bị bệnh, nhân lúc tuổi còn trẻ hãy buông xả vạn duyên, cũng nghe giảng Kinh được mỗi ngày tám giờ, tôi tin bốn năm bạn có thể đứng vãng sinh, không có bị bệnh. Điều này có thể làm được nhưng chúng ta biến thành không thể, là nguyên nhân gì vậy? Do không chịu làm, không chịu buông xả! Buông xả gì vậy? Buông xả tập khí phiền não, buông xả tự tư tự lợi, buông xả tham sân si mạn, buông xả nhân ngã thị phi, buông xả ngũ dục lục trần, dạy bạn phải buông xả những thứ này. Chuyên tâm đọc Kinh, nghe giảng Kinh, niệm A Di Đà Phật, người ba năm thành tựu quá nhiều quá nhiều rồi. Các bạn hãy xem Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, xem Vãng sinh Truyện, bao nhiêu người tu hành chỉ ba năm là vãng sinh rồi…

Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh – tập 44

Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng

Cẩn dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Công đức phóng sinh và sám hội giúp thân tâm an lạc

Góc nhìn Phật tử 13:13 29/03/2024

Em bây giờ quyết tâm tu hành tha thiết và hễ có cơ hội thì em đều khuyên người phát tâm trường chay, phóng sinh, niệm Phật, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực lạc.

Ngọn rau quê mẹ

Góc nhìn Phật tử 10:15 29/03/2024

Thị thành rau nhiều vô kể. Từ khắp nơi đổ về những cọng rau xanh um, non mượt, ú nu khoe dáng trong những khu chợ đông người. Loại nào cũng làm người ta mê mắt, nhìn là muốn mua về trổ tài nấu nướng cho cả nhà dùng.

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Xem thêm