Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/06/2020, 11:05 AM

Có nên tin và kiêng kỵ ngày xấu hay không?

Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. Dường như trong dân gian thì quan niệm này đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng liệu ta nên tin hoàn hoàn vào quan niệm này, liệu có nên kiêng kỵ ngày xấu hay không?

 Tuyệt đối tránh 8 điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa

Nguồn gốc của những kiêng kỵ ngày xấu

Trong dân gian, có ngày Nguyệt đoạn. Đây là ngày mà có tổng các số bằng bằng “5”. Ví dụ ngày 5, 14, 23, 30. Đây là những ngày “nửa đời nửa đoạn”, làm cái gì cũng nửa vời, không tròn vẹn. Bởi thế những chuyện như xuất hành, hôn sự, cúng tế… đều tránh thời gian này.

Bên cạnh đó, như tiêu đề còn là ngày 7 và ngày 3 là những ngày “Tam nương sát”. Là thời điểm mà trên trời cử ba cô gái (Tam nương) xuống để thử thách con người. Nếu ai gặp phải những này thì không sớm cũng muộn sẽ mê muội, u mê trong nhục dục, cờ bạc…

Kiêng kỵ ngày xấu nhất là những ngày lẻ là một quan niệm tồn tại từ rất lâu trong dân gian

Kiêng kỵ ngày xấu nhất là những ngày lẻ là một quan niệm tồn tại từ rất lâu trong dân gian

Trong quan niệm của dân gian, những ngày kết thúc bằng số lẻ dễ mang niềm xui xẻo hơn là ngày chẵn. Có lẽ điều này một phần từ việc số lẻ hướng về cõi âm nhiều hơn. Như việc cúng, thắp hương cho tổ tiên, người đã khuất luôn phải là số lẻ (3, 5, 7…). Một phần khác chính bởi số lẻ nó thường không đi theo cặp, mang ý nghĩa sự cô độc, lẻ loi một mình.

Người Phật tử có nên tin vào tuổi hạn 49 và 53?

Có nên tin hoàn toàn vào kiêng kỵ ngày xấu hay không?

Quan niệm chung, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Chính điều này đã dẫn đến việc, dù cảm thấy rằng không có cơ sở thực tế. Nhưng người ta vẫn thực hành việc kiêng kỵ, né tránh trong một vài ngày trong tháng. Điều này xét về một mặt nào đó, sẽ đem đến sự cẩn trọng, đề phòng trong công việc lẫn đời sống, từ đó mà né tránh được những rủi ro không đáng có.

Mọi việc diễn ra trong cõi đời này đều là kết quả của một chuỗi tác động và theo quy luật nhân quả.

Mọi việc diễn ra trong cõi đời này đều là kết quả của một chuỗi tác động và theo quy luật nhân quả.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không thực sự tốt đẹp cho lắm. Bởi, mọi việc diễn ra trong cõi đời này đều là kết quả của một chuỗi tác động và theo quy luật nhân quả. Và nếu nhìn rộng hơn, kết quả ấy cũng là một hành động trong một chuỗi lớn hơn. Cho nên, Phật tử cần phải nhận thức đúng đắn, có trí tuệ thông suốt để nhìn nhận sự việc. Không nên quá tin vào ngày xấu để có những hoài nghi, những dự cảm không tốt, dẫn đến lo âu.

> Xem thêm video: "Nguyên nhân của mê tín":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm