Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 27/06/2022, 15:11 PM

Có phải người xuất gia ra đời là hết phước

Hỏi: Kính bạch thầy cho con hỏi, có phải người xuất gia ra đời là hết phước phải không Thầy?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: Theo cái nhìn của Thầy, Thầy thấy trong tâm thức của nhiều người thường nghĩ rằng người tu ra đời là hết phước. Dĩ nhiên, Thầy không nói tất cả nhưng Thầy thấy nhiều người có suy nghĩ như vậy. Có nhiều người khắc khe lắm: “Đi tu là đi luôn, đừng có về nha”, nói vậy đó, đi là đi luôn, đừng có về. Đâm ra có những người nếu mà bồ đề tâm chưa có vững là không dám đi tu luôn, lỡ mà tu không được, rồi biết về đâu bây giờ. Thường thì Thầy thấy nhất là người nữ ở Miền Nam họ thoáng hơn. Còn ở một số nơi Miền Trung và Miền Bắc thì khắc khe lắm, Thầy nói một số nơi thôi quý vị, đã đi tu là đi đến chết luôn không được về. Tại vì sao?

Vì một người đã đi tu rồi mà về nữa chừng là giống như gãy gánh giữa đường, điều này làm mang tiếng cho dòng họ, mang tiếng cho gia đình. Quý vị biết làm như vậy là tội cho những người tu mà ra đời lắm không? Họ bị mặc cảm với những người xung quanh nào là “Con đường tu tốt thì không tu mà ra đời”, rồi lại nghĩ người đó là hết phước, người đó không có tốt. Nên cái hình ảnh người tu ra đời tội nghiệp lắm, nhất là các quý Sư cô mà ra đời đó Quý vị.

Hôm nay thầy xin trân trọng đính chính lại. Ai nói người tu ra đời là hết phước? Là mình nói hay là Phật nói? Mình hay xen cái mình nói lắm, Thầy có thấy bài Kinh nào Phật nói là tu ra đời là hết phước đâu? Cho nên Thầy nói đôi lúc đó cũng là khẩu nghiệp khi mình khinh chê người tu ra đời đó Quý vị. Tại sao người ta nói câu này? Tại vì những người tu ra đời, có người làm ăn giàu có thành đạt lắm, nhưng cũng có nhiều người tu ra đời, nghèo khổ miết. Mà tỷ lệ nghèo lại nhiều hơn tỷ lệ giàu. Cho nên người ta cứ nghĩ là ra đời hết phước rồi nên không có giàu được.

Quý vị nên nhớ vậy nè: quý Thầy, quý Sư Cô đi xuất gia đa phần xuất thân ở giới bình dân là chính. Dĩ nhiên là có những người học thức cao lắm mới xuất gia nhưng mà đa phần là ở giới bình dân. Cho nên khi đi tu, nếu vị đó học đến nơi đến chốn, ở trong Đạo thì lợi ích cho Đạo, còn ra đời thì lợi ích cho đời. Cho nên bản thân Thầy, Thầy khuyên các Thầy, Cô mà Thầy dạy ở trong trường lớp hoặc đã có duyên xuất gia với Thầy, thì phải học cho đến nơi đến chốn. Vì nếu tu được đến nơi đến chốn thì lợi ích cho Đạo, còn nếu không tu được thì ra đời lợi ích cho đời. Hoặc ít nhất cũng lợi ích cho bản thân họ, vì họ có bằng cấp, họ có học đến nơi đến chốn thì họ sống ở đâu cũng được hết.

Công đức xuất gia

Nhưng đa phần quý Thầy quý cô đã xuất thân ở giới bình dân mà lại học không đến nơi đến chốn nữa, nên khi ra đời họ sẽ không biết cách làm ăn, cho nên mới nghèo. Mà nghèo như vậy người ta nhìn người ta mới cho rằng hết phước. Không phải như vậy nha quý vị. Có những người ra đời, người ta rất là giàu đó. Quý vị biết không? Các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar. Người mà tu càng lâu mà ra đời thì người ta lại đem con gái tới xếp hàng để xin vị đó chọn. Tức là, người tu ở trong chùa càng lâu người ta lại càng quý, quý cái đạo đức của người đó Quý vị. Hay bên Phật giáo Nam Truyền người ta tu báo hiếu, trong lý lịch của họ, nếu trong đó có ghi đã từng đi xuất gia, thì cái lý lịch đó người ta quý lắm. Còn đi cưới vợ thì người ta xem cái lý lịch đã từng xuất gia chưa, chưa từng xuất gia thì người ta phải xem xét lại. Mà xuất gia càng lâu người ta càng quý. Cho nên các vị mà bên Nam truyền xuất gia tu học đến nơi, đến chốn thì quá tốt. Nhưng tu không được thì ra lấy vợ, lấy chồng, lập gia đình. Họ là Phật tử thì con họ là Phật tử, mà ai cũng vậy hết thì cả nước là quốc giáo luôn Quý vị. Còn bên mình, người tu ra đời thì lại khắc khe, nhìn người ta bằng nữa con mắt, tổn phước nha Quý vị. Vì chưa chắc người đó ra đời là hết phước mà có thể người ta không còn cái duyên để mà tu nữa thôi. Quý vị đừng có nghĩ hết phước mà người đó nghèo, hết phước mà người đó bị cái này cái kia. Ở các nước Phật giáo Nam truyền, nếu người tu họ học đến nơi đến chốn, được bằng tiến sĩ, thì ở trong Đạo họ đem cái chất sám của họ để phụng sự cho Đạo. Còn nếu họ có ra đời đi chăng nữa, thì người ta cũng tận dụng chất sám của người đó để dạy lại cho quý Thầy, quý Cô. Còn bên mình khi thấy quý Thầy, quý Sư Cô ra đời thì xem là hết phước. Thì bây giờ thầy xin đính chính lại là không có hết phước nha Quý vị. Đó là một ý.

Còn một ý nữa là khi mình gửi gắm sự tin tưởng cho quý Thầy, quý Sư cô, mà mình thấy quý Thầy, quý Sư Cô ra đời, thì mình bị mất niềm tin đó nên mình nghĩ vị đó hết phước. Quý vị đừng có nghĩ như vậy. Thầy nói nha, ai mà khinh chê người tu ra đời thì sau này mình tu cũng không trọn vẹn con đường được đâu. Thầy thấy ai tu một ngày, Thầy kính một ngày. Quý Phật tử cũng nên như vậy. Quý vị tu được một ngày chưa? Quý vị ở trong chùa được một ngày chưa? Người ta tu được mười ngày thì mình kính mười ngày. Giả sử họ có cái xấu gì đó thì cái nghiệp họ chịu chứ mình không có chịu. Mình thông minh một chút, mình hãy kính trọng, tôn trọng ở cái điều cao đẹp, đạo đức của họ thì mình sinh phước, phước đó là phước tùy hỷ của mình. Nhưng mình khinh chê họ thì mình dính vào cái nghiệp xấu. Cho nên mình thấy người tu, họ tu được một ngày mình nên quý họ một ngày, họ tu được mười ngày mình nên quý họ mười ngày, họ tu một năm thì nên quý một năm, vì bản thân mình không làm được. Mà giả dụ mình có tu được mười năm rồi, người ta có tu được ba năm người ta ra đời, thì quý vị cũng cứ yên tâm, mỗi người có một cái duyên. Đôi lúc, mỗi người phải có một bài học nào đó quý vị. Có khi người ta tu mười đời rồi, đời này là đời tu thứ mười một của họ, và họ phải trả một cái nghiệp hoặc cũng có thể họ phải trả một bài học nào đó ở cái thân là hình thức một người cư sĩ, một người đời. Khi họ trả xong, vài năm, vài chục năm hoặc kiếp sau họ tu tiếp, họ đi vèo vèo. Còn mình cứ lẹt xẹt ở dưới đây. Nhân duyên thì ta không biết được nhiều kiếp của mỗi người nên đừng khinh chê ai hết. Vì sau 4h30 chưa biết ai giàu hơn ai nha quý vị.

Có tâm xuất gia hãy đi nhanh khi còn trẻ khỏe

Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vì sao lại có nhiều người trì niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm?

Hỏi - Đáp 18:05 02/05/2024

Từ đâu mà xuất sinh ra truyền thống thờ phụng và vì sao lại có nhiều người thích niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát như vậy?

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Xem thêm