Con ăn trưa hôm nay chưa?
Năm 1977 tại California (Mỹ) có một cơn hạn hán kéo dài gây thiệt hại ước tính tới 1,2 tỉ USD thu nhập về mặt nông nghiệp do hạn hán. Những dòng sông bị cạn kiệt tới mức báo động nhất trong lịch sử. Hòa thượng Tuyên Hóa quyết định lập đàn cầu mưa tại khu Marx Meadow (Golden Gate Park, Francisco)
Vạn Phật Thánh Thành là ngôi tự viện do Hòa thượng Tuyên Hóa thành lập vào ngày 1 tháng 7, năm 1976. Đó là một năm California có lượng mưa rất ít. Năm 1976 từng được ghi nhận là năm khô hạn thứ 10 của những năm khô hạn tệ hại nhất. Lượng mưa là 57% so với mức bình thường. Năm kế tiếp, năm 1977, thì lai càng tệ hại hơn. Năm 1977 được liệt kê là năm có lượng mưa ít nhất chưa từng có trước đây. Lượng nước mưa là 37% so với mức bình thường.
Bang California bị thiệt hại 1/2 tỉ USD thu nhập về mặt nông nghiệp gây ra bởi hạn hán. Dòng sông Russian chảy qua quận hạt Mendocino, nơi Vạn Phật Thánh Thành tọa lạc. Vào năm 1976, lượng nước sông Russian được ghi nhận tụt xuống thấp nhất trong lịch sử. Năm 1977, lượng nước sông Russian lập ra một kỷ lục khác nữa. Năm đó nước sông rất ít; chỉ 6% so với mức bình thường.Các nhà khí tượng học nói rằng có một khối áp suất cao hiện đang bao trùm vùng Thái Bình Dương. Khối áp suất cao này cao khoảng 4 dặm và dài khoảng 2000 dặm. Không ai biết cái gì đã tạo ra khối áp suất cao này và tai sao nó lại bất di dịch như vậy trong 2 năm qua. Chính vùng áp suất cao này là nguyên nhân gây nên thời tiết bất thường của cả nước. Lần đầu tiên tuyết rơi ở tiểu bang Florida. Tiểu bang Florida là tiểu bang cực nam sau tiểu bang Hawaii và thường có thời tiết ấm áp. Tiểu bang Alaska là tiểu bang cực bắc và đã có những đợt nóng bất thường.
Vào khoảng giữa tháng Hai năm 1977, những cơn mưa mùa đông đã chấm dứt ở tiểu bang California. Không còn viễn cảnh của một cơn mưa nào nữa cho đến mùa thu hoặc mùa đông tiếp theo. Hòa thượng thông báo rằng chúng ta sẽ có một ngày tụng niệm ở công viên Golden Gate. Dưới đây là trích dẫn lời của Hòa Thượng:
“Mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng Phật Giáo. Trí tuệ của Đức Phật và hào quang của Ngài giống như mặt trời vì nó chiếu sáng khắp toàn thể địa cầu, thắp sáng ngay cả những ngõ ngách tối tăm xa xôi nhất. Bằng chính thân thể này của quý vị, quý vị nên làm một vài công việc và cống hiến cho thế giới. Chúng ta nên biết rằng trên thế giới này không có việc gì đến một cách dễ dàng. Làm sao chúng ta có thể mong đợi sự ban thưởng trong khi chúng ta chưa thể hiện bằng công việc?”
Chúng tôi đến công viên Golden Gate để tụng niệm cầu mưa vào ngày 19 tháng Hai năm 1977. Chúng tôi ở tại công viên suốt 12 tiếng, tụng niệm gần như mỗi phút. Một vị ni sư mô tả lại kinh nghiệm này giống như “sự chuyên chú hoan hỷ”.
Sau đây là một phần tường trình của một bài báo được viết sau đó 4 ngày, vào thứ Tư ngày23/2/1977
“Khối áp suất cao tầng tọa lạc khoảng 450 dặm ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương từ phía nam tiểu bang Alaska đến miền trung tiểu bang California bắt đầu tan rã vào hôm thứ Bảy sau khi đã gây ra hầu hết tình trạng thời tiết bất ổn trong mùa đông năm nay trên toàn quốc. “Chúng tôi không biết vì sao lai có sự xảy ra này?” Paul Ellis, trưởng ban dự báo thời tiết của Trạm Thời Tiết Quốc Gia ở Seattle, phát biểu. Ellis nói sự tan rã khối áp suất này là một dấu hiệu đầy hy vọng.
“Mưa bắt đầu rơi vào Chủ nhật trên các vùng bị hạn hán của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Một cơn bão ở ngoài khơi Thái Bình Dương hôm thứ Hai đã đổ khoảng gần 4 cm (1 ½ inches) nước mưa lên miền trung tiểu bang California.”
Đó là những gì phần tường thuật của bài báo nói.
Và sau đây là câu chuyện của tôi:
Khi chúng tôi lên kế hoạch cho việc tụng niệm, Hòa thượng nói, “Tôi sẽ nhịn ăn cho đến khi trời đỗ mưa.” Tất cả chúng tôi, những người tham dự đều tham gia việc nhịn ăn; chúng tôi sẽ không ăn cho đến khi trời mưa! Lúc đó là tháng 2. Có vẻ như sẽ không có một trận mưa nào cho đến tháng 9 hoặc tháng 10. Tôi không biết có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ làm điều đó ngày hôm nay, nếu chúng ta cũng đề xướng tụng niệm cầu mưa. Nhưng chúng tôi có niềm tin to lớn vào Hòa thượng và sẵn lòng nhịn đói với ngài.
Tôi nghĩ những cư sĩ như tôi đã thực tập chỉ ăn ngày một bữa vào lúc giữa trưa. Dĩ nhiên, tất cả tỳ kheo và tỳ kheo ni cũng đều chỉ ăn ngày một bữa. Chúng tôi dùng bữa cơm trưa chúng tôi mang theo tới công viên Golden Gate. Chiều hôm đó, chúng tôi không có ăn tối, nhưng dù sao đi nữa thì chúng tôi cũng không bao giờ ăn tối. Sáng hôm sau, chúng tôi không ăn sáng. À, thì dù sao đi nữa thì chúng tôi cũng không có ăn sáng.
Ngày hôm sau, những đám mây bất ngờ kéo đến thành phố San Fransisco. Hòa thượng đã yêu cầu bữa ăn trưa vẫn được chuẩn bị như thường lệ. Gần lúc giữa trưa, một trận mưa ngắn nhưng nặng hạt đã đổ xuống vùng phụ cận của thành phố San Francisco. Tôi không ở tại Kim Sơn Thánh Tự dùng cơm trưa hôm ấy nhưng tôi đã thấy mưa và đã dùng cơm trưa.
Chiều tối hôm đó, khi thầy gặp tôi ở cửa khi tôi đến dự lễ Công phu chiều. Ngài hỏi tôi: "Con ăn trưa hôm nay chưa?"
Tôi đảnh lễ ngài và cảm ơn ngài. A Di Đà Phật!
Câu hỏi của ngài giản dị nhưng chứa đầy sự công phu trong đó, đặc biệt là tôi thấm hiểu được năng lực đặc biệt khi thầy vận dụng sức mạnh của đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là bài nói chuyện của Tỳ kheo Cận Cung (Jin Gong) tại Phật điện của Vạn Phật Thánh Thành ngày 16/6/2018 được in trên tờ Vaja Bodhi Sea số 579, tháng 8/2018 kể về câu chuyện Hòa thượng Tuyên Hóa cầu mưa tại Vạn Phật Thánh Thành (bang California-Mỹ) năm 1977.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm