Con nay nương tựa Phật
Con hôm nay đã là một người đệ tử Phật, là đứa con tinh thần của Phật pháp, nguyện noi gương Phật để tập sống đời sống có chất vị của Từ bi, là thương yêu, là san sẻ, giúp đỡ, phụng sự, là không có sự làm tổn hại đến người cũng như vật khác.
Trong những bước lang thang lạc lõng giữa cánh đồng hoang bất tận của dòng sanh tử luân hồi.
Mà Phật dạy, trong dòng sanh tử vô tận ấy, sữa mẹ mà con đã uống, ... Nhiều hơn nước trong 4 biển.
Mà hôm nay, thật sự rất ý nghĩa cho con đã dừng lại được, để định hướng bước chân của mình, quay về với Phật, với giáo pháp và chư Tăng để nương tựa tu học,
Quay về nương tựa tỉnh giác - Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Nguyện noi theo con đường sáng, bạn lành hầu mong thành tựu sự an vui và hạnh phúc thực sự trong hiện đời của con và mai sau...
Con biết rằng Đức Phật là bậc thầy cao cả Ngài đã giác ngộ hoàn toàn viên mãn, thành bậc chánh đẳng chánh giác.
Giáo pháp đức Phật khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có giới hạn thời gian, đến để mà thấy, tu tập để thành tựu, không phải đến để mà tin, có khả năng hướng thượng, được người trí tu tập chứng, hiểu.
Tăng là đoàn thể hoà hợp, thanh tịnh, phước đức, có đầy đủ diệu hạnh, chánh hạnh, trực hạnh (hạnh ngay thẳng), như lý hạnh, là ruộng phước để cho thiện tín gieo trồng.
Con hôm nay đã là một người đệ tử Phật, là đứa con tinh thần của Phật pháp, nguyện noi gương Phật để tập sống đời sống có chất vị của Từ bi, là thương yêu, là san sẻ, giúp đỡ, phụng sự, là không có sự làm tổn hại đến người cũng như vật khác.
Lòng từ bi là chất liệu nuôi lớn trái tim của con, nó gần giống như tình thương của người mẹ đối với đứa con 1 của mình, nhưng Từ bi nó bao hàm và rộng lớn hơn, chẳng những con người mà cả chúng sanh vạn loại.
Pháp Bảo và sự nương tựa vào Pháp
Do vậy, con nên học tập, và nguyện rằng, con sẽ nói lời nói từ bi, làm việc từ bi, nghĩ ý nghĩ từ bi, ý thức sự sống từ bi trong sự sống của mình, trước hết lòng từ ái đó đối với người thân của mình, rồi lớn dần đến với xã hội, chúng sanh.
Con nguyện sẽ chịu khó nghe, xem, học hỏi những lời Phật dạy trong kinh điển, gọi là giáo pháp, là ý nghĩa thứ 2 của quy y pháp. để con tuỳ nghi áp dụng trong đời sống của mình, để thức tỉnh mình trong lời nói, ý nghĩ, việc làm đúng với chánh pháp, phù hợp nhân quả,Chắc chắn con đạt được nhiều niềm an vui, không lỗi lầm.
Quy y Tăng con nguyện quay về nương tựa chư Tăng, đoàn thể đang đi trên con đường tỉnh thức giác ngộ, hiểu biết và tình thương. Giữ gìn giáo pháp của Phật, tu tập hướng đến giác ngộ như Phật.
Quy y tăng con nguyện noi gương và sống đời sống có phước đức, làm việc làm có phước đức, nghĩ ý nghĩ có phước đức, ý thức từ đây sự sống của mình nhuận trì trong phước đức.Là "tránh xa các điều ác, thành tựu các điều lành".
Phật tử nên cúng dường Tam Bảo như thế nào?
Những điều xấu ác chưa phát sanh con hãy cố gắng không làm cho nó phát sanh, những điều xấu ác đã phát sanh rồi con cố gắng làm cho nó đoạn diệt và biến mất.
Cầu nguyện ân đức tam bảo gia hộ cho con luôn đủ dũng lực để đẩy lùi những điều bất thiện vàcố gắng nuôi dưỡng và làm lớn mạnh những điều tốt đẹp trong tâm mình, đó là những điều hay lẽ phải, đúng với lời Phật dạy, được bậc thiện trí khen ngợi, khuyến khích,... và khi thực hành nó mang đến cho con niềm an vui.Những điều như vậy con hãy cố gắng làm cho nó phát khởi nơi con, làm cho nó tăng trưởng và lớn mạnh nơi con những điều tốt đẹp đó.
Ngang qua việc tránh xa cũng như từ bỏ việc sát sanh, làm tổn hại mạng sống, biết ăn chay.
Không tham của người khác bằng việc không lấy của không cho, Phật dạy "giàu có nhờ bố thí, nghèo do không cúng dường", không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống men, rượu nấu, những chất gây say sưa....
Giới là nền tảng đạo đức của người xuất gia và tại gia
Tóm lại, Có 3 thứ con cần tu tập để được trong sạch đó là nơi ý nghĩ, lời nói và hành động.
Có 3 thứ để từ bỏ đó là từ bỏ tham lam, từ bỏ sân hận, từ bỏ tà kiến, si mê.
Có 3 nơi con cần giữ gìn đó là nơi Thân (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm), nơi Miệng ( không Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác), nơi ý (từ bỏ ý nghĩ tham lam, sân giận, si mê).
Đó là cách để con thành tựu phước đức và trí tuệ, đưa đến sự an vui, nay vui đời sau vui, và chắc chắn không bị thoái đoạ và khổ cảnh.
Làm được điều như trên con sẽ là người tốt đẹp, chắc chắn con sẽ rất hạnh phúc và an vui và khi thân hoại mạng chung con có thể cộng trú với chư thiên hoặc sinh lại làm người hưởng được hạnh phúc của cõi người là được sống lâu, sắc tốt, an vui, sức mạnh và trí tu.
> Xem thêm video: Thế nào là tình yêu đúng nghĩa:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm