Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/08/2024, 14:15 PM

Công đức chiêm bái Tứ động tâm

Kinh Ðại bát Niết-bàn (Mahàparinibbàna Sutta, kinh Trường bộ, số 16, HT.Thích Minh Châu dịch), Phật dạy: Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: ‘Ðây là chỗ Như Lai đản sanh’, ‘Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác’, ‘Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng’, ‘Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn’. Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.

Kushinagar - nơi Đức Phật đã nhập vô dư y Niết-bàn sau 49 năm giáo hóa

Kushinagar - nơi Đức Phật đã nhập vô dư y Niết-bàn sau 49 năm giáo hóa

Mặc dù chiêm bái và tu tập nơi các Thánh tích thiêng liêng có công đức và phước báo rất lớn nhưng đó cũng chỉ là một trong những nhân duyên thiện lành ở hiện đời nhằm vun bồi cho quả lành ở đời sau. Theo đạo lý nhân-duyên-quả, một nhân trong hiện tại (dù thiện lành đến mấy) cũng không thể quyết định chắc chắn cho việc trổ quả lành ở tương lai. Bởi còn tùy nghiệp duyên thiện ác nặng nhẹ đã tạo trong quá khứ, tùy thuộc nỗ lực tích phước hành thiện trong hiện tại của mỗi người mà nhân-duyên-quả vận hành để kiến tạo quả báo tốt hay xấu. Vì vậy không nên xác quyết “người khuyết tật chiêm bái Tứ động tâm ở đất Phật (Ấn Độ) thì kiếp sau sẽ được lành lặn” mà tốt nhất chỉ tán thán công đức, phước báo hiện tại của họ đang làm; với phước lành này mong rằng tương lai của bạn sẽ tốt đẹp. Còn kiếp sau như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào vận hành nhân-duyên-quả của chính người ấy. Nên có thể trong kiếp sau họ thành tựu phước báo thù thắng trên cả sự “lành lặn” nhưng cũng có thể hưởng được phước báo ít hơn.

Đối với quan niệm “Người hội đủ duyên lành chiêm bái Tứ động tâm khi chết cũng được phước báo sinh thiên” cũng nên thận trọng vì chỉ gần đúng mà chưa đúng hẳn với tinh thần nhân-duyên-quả. Đức Phật chỉ xác định “Những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ” thì được sinh lên các cõi trời. Nghĩa là, khi một vị đệ tử Phật chiêm bái Thánh tích, phát khởi lòng kính tin Tam bảo sâu sắc, tâm tư hoan hỷ, ngay đó liền từ trần với cận tử nghiệp thiện lành thì họ mới được sinh lên các cõi trời. Còn người tuy có nhiều công đức phước báo nhờ chiêm bái Thánh tích nhưng nếu không được nuôi dưỡng, tiếp tục un đúc thiện nghiệp bằng sự tu học, tạo phước trong đời sống hàng ngày, và nhất là khi lâm chung với cận tử nghiệp rối loạn thì không chắc họ sẽ được sinh thiên.

Do vậy, người Phật tử chánh kiến cần xác tín rằng, hành hương về Phật tích, chiêm bái và tu học nơi Tứ động tâm ắt có công đức và phước báo thù thắng, sẽ thành tựu quả lành ở vị lai; gieo nhân lành ắt sẽ được quả lành. Tuy vậy, không nên xác định một cách “chắc như đinh đóng cột” rằng chiêm bái Thánh tích thì tương lai sẽ được thế này hay thế kia. Bởi lẽ nhân-duyên-quả vận hành rất vi tế xuyên suốt ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, trong khi chúng ta chỉ mới tạo được chút nhân lành hiện đời (nhờ chiêm bái Thánh tích) mà không biết các nhân duyên thiện ác khác của mình trong quá khứ, vì thế không thể nói về quả ở tương lai một cách chính xác được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm