Cụ bà gần 90 tuổi, không con cháu bán căn nhà duy nhất để xây 5 cây cầu
Cả đời bươn chải, vất vả, thế nhưng ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Tín lại quyết định bán ngôi nhà đi để làm từ thiện, xây cầu cho người dân. Ngày bước chân lên cây cầu, cụ đã bật khóc.
Nhà sư bắc cầu, làm đường, chăm lo cho người nghèo
Cụ bà dùng toàn bộ tài sản còn lại của mình để xây cầu tình nghĩa
Ngày nay, có không ít những nhà hảo tâm sẵn sàng chi một khoản tiền khá lớn dành cho công tác từ thiện khiến nhiều người phải xúc động. Với những người thành đạt, có điều kiện, chuyện làm từ thiện đã đáng quý, thế nhưng khi người sẵn sàng cống hiến cho xã hội chỉ là những người dân bình thường thì còn đáng trân trọng hơn gấp bội.
Mới đây trên mạng xã hội đã lan truyền câu chuyện cảm động, khiến mọi người khâm phục của cụ bà Huỳnh Thị Tín, sinh sống tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, mặc dù đã 89 tuổi, không con cháu nhưng vẫn hết lòng giúp đỡ cộng đồng. Cả cuộc đời bà vất vả mưu sinh, chắt chiu dành dụm mới có thể mua được căn nhà trú mưa trú nắng lúc về nhà. Thế nhưng cách đây 2 năm khi biết đến một chương trình từ thiện, bà đã không ngần ngại mà bán căn nhà duy nhất, của cải cả một đời dành dụm để gom góp xây cầu.
Có lẽ việc làm của bà sẽ khiến bất cứ ai cũng phải đặt 1 câu hỏi: “Bán nhà rồi thì bà sống ở đâu”. Thế nhưng bà giải thích đơn giản rằng: “Bà giữ lại ít tiền đưa cho người ta, xin được ở lại 1 thời gian nữa, sau khi hoàn thành được tâm nguyện của mình, bà sẽ đi...”. Dường như trong trái tim người phụ nữ đã từng đi qua đủ những cơ cực, điều quan trọng với bà lúc này là làm được điều gì đó ý nghĩa cho cuộc đời chứ không màng đến lợi ích thiệt hơn của bản thân.
Bất chấp đại dịch, hai nhà sư trẻ tam bộ nhất bái tới non thiêng Yên Tử
Bật khóc khi nhìn thấy tâm huyết của đời mình thành sự thật
Vậy là sau 2 năm, kết thúc những chuỗi ngày chờ đợi mòn mỏi cuối cùng ước mơ của cuộc đời cụ Tín đã hoàn thành. Những cây cầu được xây trên chính số tiền cụ quyên góp đã hiện diện ở những nơi khó khăn giúp việc đi lại của mọi người được dễ dàng, đỡ vất vả hơn. Hiện tại cụ đã già rồi, chân tay run không còn đi vững nữa nhưng vẫn cố gắng đặt chân lên chính ước mà mà mình ấp ủ bấy lâu, trong khoảnh khắc ấy cụ Tín đã bật khóc. Sự hiện hữu của những cây cầu này mang đến cuộc sống tiện lợi hơn, đỡ vất vả hơn cho người dân và như một minh chứng cho tấm lòng thơm thảo của bà lão giàu lòng nhân hậu.
Được biết, những nơi được xây dựng cầu từ tiền từ thiện của bà Tín là: 1 cây cầu ở Cần Thơ, 1 cây cầu ở Phú Yên, 1 cây cầu ở Cần Giờ và 2 cây cầu ở Sóc Trăng. Vì tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên bà không thể đặt chân đến tất cả những tỉnh thành trên, đội tình nguyện đã giúp bà đến thăm cây cầu được xây dựng ở Cần Giờ. Ngay khi đặt chân lên cây cầu, bà đã bật khóc.
Có lẽ, hành động của cụ Tín chính là thông điệp đẹp đẽ nhất cho câu hát “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cụ đã hy sinh những giá trị vật chất mà cả đời cụ phấn đấu mới có được chỉ để đổi lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là thấy những người nghèo khổ có cuộc sống đỡ vất vả hơn. Còn bản thân mình, cụ Tín lại chỉ hướng về quê hương nơi mình “chôn rau cắt rốn”: “Mai này, bà có đi, hãy đưa bà về quê để bà được nằm bên ba mẹ nhé!".
Câu chuyện đăng tải đã khiến nhiều người xúc động thậm chí là không kìm nổi nước mắt. Mọi người đã cảm ơn và mong cụ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Một Phật tử cải táng mộ ông bà để hiến đất cúng chùa
Đạo Phật có mặt trong cuộc đời là vì lợi ích chúng sinh, muốn giúp cho mọi người chuyển hóa kiếp nghèo khó thì ta phải biết bố thí, cúng dường. Phật dạy chúng ta phải biết xả bớt lòng tham lam, ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình để giúp đỡ, sẻ chia cho người khác, không nên sống trong vô cảm ai khổ đau mặc kệ. Đạo Phật chủ trương sống hòa mình cùng nhân loại với quan niệm ai cũng là người thân, người thương nên mỗi người đều phải có trách nhiệm và bổn phận thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha. Cho người tức là tích lũy phước báo cho mình, đó là chúng ta biết đầu tư vào ngân hàng công đức.
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm