Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/02/2023, 15:15 PM

Cụ bà thấm thía nỗi khổ kiếp nhân sinh, phát tâm niệm Phật tự tại vãng sanh

Chiều ngày mùng 1 tháng 2, bà mệt nhiều; thân nhân tề tựu cầu an và hộ niệm, đến 12 giờ khuya, cơn mệt mỗi lúc một tăng thêm, các con đưa bà ra nhà trước, trợ niệm mãi đến 4 giờ sáng, hơi thở bà yếu dần và nhẹ nhàng ra đi trong âm thanh Phật hiệu vang rền.

Audio

Bà Nguyễn Thị Thoại, sinh năm 1919, quê quán tại xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.

Năm hai mươi tuổi, bà lập gia đình với ông Lê Văn Lược, cư ngụ tại xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Hai ông bà có tất cả là sáu người con gái, sinh sống bằng nghề làm ruộng. Ngoài ra, còn làm nhiều nghề khác như: nấu rượu, nuôi heo, xay gạo và mua cá linh ủ mắm để bán…

Đến năm 1972, vào khoảng tháng 6 ông chồng bị tai nạn ghe máy, khi chuyển đến bệnh viện thì qua đời, bỏ lại một đàn con thơ côi cút, cô con gái Út mới lên mười tuổi. Từ đó, đôi vai gầy phải gánh thêm trách nhiệm làm cha, sớm hôm tảo tần nuôi con, bon chen với xã hội, vật lộn với cuộc sống để tạo ra chén cơm manh áo, bao nhiêu là gian nan, bao nhiêu là vất vả, gót chân trần dong ruổi mãi ngày đêm...

Ngẫm nghĩ về nỗi thống khổ của kiếp nhân sinh, thấm thía với nắng mưa sương gió của đời mình nên năm 1975, bà phát tâm trường chay, sớm chiều hai thời lễ Phật.

Vãng sanh biết trước ngày tháng với gương mặt hân hoan kỳ diệu

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy vậy hạt giống Bồ Đề vẫn còn yếu ớt, mãi đến gần cuối thập niên tám mươi trở đi mới thật sự đâm chồi nảy lộc. Lúc này, bà thường xuyên tham dự các kỳ Phật thất tổ chức mỗi tháng một lần, tại phòng thuốc Nam của cô Bảy Lánh ở chợ Thốt Nốt.

Nhờ nghe chư liên hữu giảng giải Phật Pháp hằng tháng vào dịp Phật thất, nền tảng Tịnh Tông của bà dần dần được hình thành và thực sự kiên cố. Tín tâm mỗi lúc một sâu chắc, nguyện lực mỗi lúc một thiết tha, cộng thêm sự trợ duyên của các bạn đạo, bà đã hành trì ngày một tiến bộ rõ rệt.

Bên cạnh đó, bà còn tham gia thêm các ngày niệm Phật được tổ chức định kỳ tại chùa Thanh Quan, hoặc tại nhà chư đồng đạo các nơi. Công khoá lễ bái của bà cũng được tăng thêm 4 thời trong ngày (24 giờ).

Lúc này tính tình bà thay đổi nhiều so với những tháng năm trước đó, luôn vui vẻ dễ dãi nên ai ai cũng đều kính mến.

Như vầng trăng tròn rồi khuyết, như nước sông lớn rồi ròng, con người trên cõi đời này cũng thế, thời thanh xuân cường tráng đã trôi qua thì phải đến lúc già nua và bệnh tật.

Năm 2004, do sức khoẻ yếu, bà không còn tới lui các khoá niệm Phật, mà chỉ ở nhà chăm chỉ tu hành. Thỉnh thoảng, chư liên hữu ghé thăm, khuyến tấn, bà vô cùng cảm kích và vui mừng.

Bà hết lòng tin tưởng vào lời thề nguyện của Đấng Từ Phụ A Di Đà. Bà tin chắc thật rằng khi lâm chung sẽ được Ngài tiếp độ vãng sanh về thế giới Cực Lạc, nên ngày ngày bà đều thỉnh nước cúng để uống thay thuốc. Thể theo lời chỉ dạy:

“Thành lòng nước lã nên hồ,

Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban.”

Bằng cái nhìn thế gian thường tình rằng, một khi đã lâm vào hoàn cảnh bệnh hoạn thì đấy là bất hạnh, nhưng đối với những ai khao khát tìm cầu thoát ly sanh tử luân hồi thì lại là dịp hy hữu tốt lành. Kể từ đó, sự niệm Phật của bà ngày một chí thiết chí thành hơn.

Hai năm sau (vào năm 2006) bà phát bệnh nặng, các con đưa đi nhập viện tại Thốt Nốt, kế đó chuyển lên Bệnh Viện Đa Khoa An Giang. Bác sĩ chẩn đoán là bệnh “Hội chứng dạ dày tá tràng” và “Thoái hóa cột sống”, vài hôm sau, bà xuất viện về nhà. Kể từ đó, thể trạng của bà kém dần, ít đi đứng mà nằm nhiều hơn. Đặc biệt là tay bà lúc nào cũng lần chuỗi.

Gần cuối năm, ngày 12/10/ 2006, bà bệnh trở nặng, thân nhân cho vào Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ điều trị. Bà thường lên cơn mê sảng, miệng cứ đọc sám kệ vang dội suốt ngày suốt đêm. Bác sĩ dùng thuốc trấn kinh an thần, cứ tăng liều dần, cho đến gấp 3 lần so với bệnh nhân thường, mà bệnh chứng vẫn không thuyên giảm. Ba hôm sau cũng thế nên thân nhân xin bác sĩ cho bà ra về.

Về nhà, nằm trên giường, bà thường thấy đám con nít vào đầy cả nhà, liền bảo các con đuổi chúng ra. Có khi bà nhìn thấy gạo đổ đầy trên đất, liền kêu gọi mọi người lượm lên tiếp. Có lần thấy cá thật nhiều. Có lúc thấy đứa em trai và đứa em gái đã mất đến lôi chân của mình kéo đi, bà vẫy chân và nói là không đi.

Vì biết đây là quả báo do túc nghiệp nhiều đời trước nên chư liên hữu đề nghị, các con cháu phát tâm làm các việc phước thiện như: Phóng sanh, in đĩa ấn tống… để hồi hướng công đức và cầu an cho bà.

Các đồng đạo được sự thỉnh mời của gia đình nên đến cầu an hộ niệm cho bà rất đông.

Đến ngày thứ ba thì bệnh tình dường như khỏi hẳn.

Khi thần trí minh mẫn trở lại, bà nói với mọi người nên cầu nguyện thêm cho bà vài hôm nữa; các con của bà tiếp tục tổ chức đến ngày thứ 9 mới dừng lại.

Tháng giêng năm 2007, bà phát bệnh lại, sức khoẻ cạn kiệt rõ rệt. Trước khi mất 10 ngày bà không ăn gì cả, chỉ uống chút ít nước. Tuy vậy, bà vẫn tỉnh táo, sáng suốt, lúc nào cũng lần chuỗi niệm Phật… Khi các con và rể ghé thăm, bà dặn dò:

“Các con nên sắp xếp công việc làm ăn để đưa má theo Phật!”

Chiều ngày mùng 1 tháng 2, bà mệt nhiều; thân nhân tề tựu cầu an và hộ niệm, đến 12 giờ khuya, cơn mệt mỗi lúc một tăng thêm, các con đưa bà ra nhà trước, trợ niệm mãi đến 4 giờ sáng, hơi thở bà yếu dần và nhẹ nhàng ra đi trong âm thanh Phật hiệu vang rền. Lúc ấy là mùng 2 tháng 2 năm 2007. Bà hưởng thọ 88 tuổi.

Chư đồng đạo hay tin, lũ lượt kéo đến hộ niệm thêm 6 giờ đồng hồ nữa. Sau đó, khám nghiệm thì toàn thân đều lạnh, duy chỉ có đảnh đầu còn ấm, nét mặt sáng rỡ hơn so với bình thời.

Khoảng 5 giờ chiều hôm ấy (ngày mùng 2 tháng 2 năm 2007), người con gái thứ Năm (Lê Thị Bo) vào dọn dẹp giường nằm hằng ngày của bà, khi cuốn mùng lại thì nghe có mùi thơm lạ, bèn chạy ra gọi mấy đứa cháu ở xóm đến xem, chúng cũng ngửi được mùi thơm lạ lùng như chị. Kể từ đó, vợ chồng chị cũng phát tâm lễ Phật trường chay.

Thuật theo lời Lê Thị Bo, con gái của bà.

Trích sách "Chuyện Vãng Sanh".  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Tư liệu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Tư liệu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Tư liệu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Xem thêm