Thiện sĩ vãng sanh như thế nào?
Thế giới Cực Lạc là một xã hội như thế nào? Thiện sĩ vãng sinh thấy rõ ràng nó chỉ có hai hạng người, một là thầy giáo, hai là học sinh. Phật là thầy, Bồ Tát đều là học sinh, đều là đồng học. Đến đó là để tu hành, thành tựu học nghiệp của mình.
“Thiện sĩ vãng sanh như thế nào”, đây là người niệm Phật vãng sanh. Quý vị thấy khi lâm chung nhờ Phật tiếp dẫn, chỉ trong khoảng khảy móng tay, hoa sen hóa sanh, nhanh chóng sanh về cõi nước An lạc, mãi mãi bình an, hưởng lạc vĩnh viễn, thế giới đó không có khổ!
Lại nói cho quý vị biết, niềm vui ở thế giới Cực Lạc, không phải ngày ngày ca hát nhảy múa. Thế giới Cực Lạc không có vũ trường, không có phòng nhạc, không có kịch viện, không có. Vậy niềm vui gì? Niềm vui nghe kinh học giáo lý, niềm vui trong học tập. Niềm vui này người bình thường không hiểu, cho nên người thường rất ít người muốn đến thế giới Cực Lạc.
Quý vị xem đến thế giới Cực Lạc, muốn làm quan, ở đó không có quan vị. Chưa từng nghe nói ở thế giới Cực lạc có tổng thống, có quốc vương, không có, trong kinh đều không nói đến. Muốn phát tài, ở thế giới Cực Lạc không có công ty.
Quý vị xem hết kinh điển, Chư Phật Như Lai, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, thế giới Cực Lạc là một xã hội như thế nào? Quý vị thấy rõ ràng nó chỉ có hai hạng người, một là thầy giáo, hai là học sinh. Phật là thầy, Bồ Tát đều là học sinh, đều là đồng học. Đến đó là để tu hành, thành tựu học nghiệp của mình. Sau khi thành tựu đi về đâu? Đến mười phương thế giới giáo hóa chúng sanh. Lúc đó ta có thể biểu diễn, điều này phải nhận thức rõ ràng thế giới Cực Lạc. Hay nói cách khác, Phật A Di Đà thành lập một trường đại học trong biến pháp giới hư không giới, đại học Phật giáo. Ngài làm hiệu trưởng, rất nhiều Đẳng giác Bồ Tát đều là thầy giáo. Chư Phật Như Lai cũng thường đến đó giảng bài cho mọi người. Pháp hỷ sung mãn, niềm vui vô cùng! Ở đó là pháp lạc, những niềm vui của thế tục đều không có được như thế. Danh tự đều không có, làm gì có được những sự thật này?
(TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 224)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ tát”
Phật giáo thường thức 09:19 23/12/2024Câu này là quy mạng tất cả chư Phật trong hội Lăng Nghiêm, tất cả các Bồ Tát. Tụng Chú Lăng Nghiêm thì trước hết phải quy mạng “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát “ đọc ba lần.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Phật giáo thường thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Sự sống chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai ở đó
Phật giáo thường thức 06:09 23/12/2024Có một câu nói rất hay của Ngài Ananda Pereira (người Tích Lan - nay là Đại Đức Kassapa Thera), Ngài nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”. Câu nói này thực ra cũng dễ hiểu thôi.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Xem thêm