Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/09/2024, 13:28 PM

Cư xử thế nào với người xấu?

Bạch Thầy. Người ta đối xử xấu với mình, mình có nên dùng cách đó để đáp trả lại không? Là đệ tử Phật, chúng ta không nên ăn miếng trả miếng. 

Có ba điều cần phải làm để hóa giải sự nghịch lý đó mà vẫn có lợi cho mình và người.

1. Nếu đã có một người xấu, và chúng ta đối xử xấu lại thì thế gian này có đến 2 người xấu. Đồng thời, cứ nhìn trên tổng quát cuộc đời thì cuộc đời này xấu thêm một chút. Nếu có người xấu mà chúng ta đừng xấu thì cuộc đời chỉ dừng lại có một người xấu, không thêm nữa. Bởi vậy, chúng ta không nên xấu như người đã xấu với ta để cuộc đời này đừng thêm nhiều người xấu.

 2. Cái quan điểm ăn miếng trả miếng nó là cái gì máy móc. Đồng thời biểu lộ tâm chúng ta còn ích kỷ, nghĩa là người ta thương mình thì mình thương lại. Ngược lại cũng thế, nên nó tầm thường quá. Nó vẫn là cái gì của ích kỷ, lấy mình làm tiêu chuẩn để đánh giá sự tốt xấu của người khác.

Ở đây, cái ích kỷ, cái chấp ngã nặng nề quá, vì vậy nó làm chúng ta mệt mỏi. Nếu chẳng may trong cuộc đời, mình gặp nhiều người xấu hơn người tốt thì những thái độ, hành động của mình phát ra bên ngoài, tính ra tỉ lệ xấu nhiều hơn tốt.

Đến phút cuối cuộc đời, khi tổng kết lại cuộc sống của mình thì hết 2/3 điều xấu, còn lại 1/3 điều tốt. Bởi vì trong cuộc đời, chúng ta đã gặp 2/3 người xấu và 1/3 người tốt, thì có phải uổng không? 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Vì vậy chúng ta phải vượt lên điều đó. Dù cuộc đời đối với mình như thế nào thì vẫn cố gắng đối xử tốt lại, để ngày chúng ta xuôi tay nhắm mắt, không vì ngoại cảnh bên ngoài người ta tốt xấu thì cuộc đời mình vẫn trọn vẹn là một người tốt. Đó là một hạnh phúc có phải không?

3. Việc người ta đối xử xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.

Cho nên, vấn đề chúng ta kiên nhẫn, độ lượng chịu đựng được cái không tốt của con người để thương yêu, giúp đỡ họ thì hành động này làm cho cuộc đời:

– Điều thứ nhất là không có thêm người xấu.

– Điều thứ hai là làm cho chính cuộc đời chúng ta luôn luôn được tốt đẹp.

– Điều thứ ba, nó có tác dụng giáo dục lại con người.

Vì ba lý do như thế, chúng ta không được quan niệm ăn miếng trả miếng, vẫn tiếp tục hy sinh độ lượng, để giáo dục con người sống tốt hơn, là vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bài kệ hồi hướng sau khi tụng kinh, niệm Phật?

Hỏi - Đáp 17:30 18/09/2024

Hỏi: Tụng kinh niệm Phật hồi hướng vãng sanh cho người nhà, nên tụng một bộ rồi hồi hướng, hay là mỗi ngày tụng xong rồi hồi hướng? Phải nên hồi hướng bằng bài kệ hồi hướng nào?

Tụng kinh Địa Tạng như thế nào khi hằng ngày rất bận rộn?

Hỏi - Đáp 16:00 18/09/2024

Hỏi: Con bận rộn công việc, không có cách gì ngày ngày tụng kinh. Vậy con nên tụng Kinh Địa Tạng như thế nào để hồi hướng cho tổ tiên và oan gia trái chủ?

Có tội lỗi không khi toàn bộ con vật bị chết sau khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 14:00 18/09/2024

Hỏi: Những động vật mua để phóng sanh, khi mua thì vẫn còn sống khỏe, nhưng sau khi thả thì lại bị chết toàn bộ, như vậy thì có phải là tội lỗi không?

Điều kiện đầu tiên để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là gì?

Hỏi - Đáp 17:20 17/09/2024

Chúng ta niệm Phật, niệm có tốt đi nữa, tín nguyện hạnh đều đầy đủ, nhưng nếu tâm hạnh bất thiện thì không thể vãng sanh. Trong kinh điển, đại đức xưa nói rất rõ ràng, rất sáng tỏ: “Tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”.

Xem thêm