Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/03/2022, 11:28 AM

Cung kính tượng Bồ tát có phước không?

Một bức tượng nhưng cả thế giới đều biết. Lại được vô số con người lễ lạy. Lễ lạy thì được phước mà đập phá thì có tội, trong khi bản chất của bức tượng là đá hoặc xi măng.

Một bức tượng nhưng cả thế giới đều biết. Lại được vô số con người lễ lạy. Lễ lạy thì được phước mà đập phá thì có tội, trong khi bản chất của bức tượng là đá hoặc xi măng. Những nhà duy vật không thể hiểu được điều này.

Phước và tội sinh ra từ Tâm (hay Ý). Khi lễ lạy tượng Bồ tát là tâm đang nghĩ lễ lạy Bồ tát, chứ không phải nghĩ lễ lạy hòn đá hoặc xi măng. Nhưng vì sao lễ lạy Bồ tát lại có phước? Thực ra, lễ lạy bất kỳ ai cũng có phước cả, tùy theo mức độ của tâm cung kính và đối tượng được lễ lạy là người đức nhiều hay đức ít, phước nhiều hay phước ít.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu tâm cung kính mạnh và đối tượng là người đức lớn, phước lớn như Phật, Bồ tát, Thánh Tăng thì phước sinh ra to lớn. Còn nếu tâm cung kính yếu và đối tượng là người đức nhỏ, phước nhỏ thì phước sinh ra nhỏ. Kể cả cung kính loài vật cũng có phước nhưng phước bé. Vì tâm cung kính là tâm thiện (tốt), còn tâm kiêu mạn là tâm bất thiện (xấu).

Vậy nên ai đó ơi, nếu thấy tượng Phật, Bồ tát thì cứ chắp tay lễ lạy nhé. Một việc lành rất dễ làm. Đừng nói Phật trong tâm rồi không làm nhé. Phật trong tâm nhưng ai đó đã thấy Phật như thế nào chưa? Hay chỉ là miệng nói hay mà làm thì không hay.

Như bông hoa tươi đẹp

Có sắc nhưng không hương

Cũng vậy, lời khéo nói

Không làm, không kết quả

Như bông hoa tươi đẹp

Có sắc lại thêm hương

Cũng vậy, lời khéo nói

Có làm, có kết quả

                                                      (Trích Kinh Pháp Cú, phẩm Hoa) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là người khéo biết an trú vào Phật pháp

Kiến thức 07:25 19/04/2024

Vốn dĩ thế giới bên ngoài dao động, tâm chạy theo sinh khởi bất an. Làm sao để tâm an trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài? Đây là một điều khó, nếu một người không có sự tu tập đúng đắn.

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Kiến thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Kiến thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Xem thêm