Thứ, 11/01/2021, 10:33 AM

Có phải chiêm bái và đảnh lễ xá lợi thì tạo được vô lượng công đức?

Xá lợi (Sarira, còn gọi là Dhatu) có nghĩa là toàn bộ thân thể của người chết (Sarira) hoặc một phần thân thể ấy (Dhatu, Dhatuyo) sau khi đã thiêu cháy.

Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học

Trong nghĩa rộng, xá lợi được hiểu là một vật đáng lưu tâm từ thời trước còn lại; một vật hay một phong tục, tín ngưỡng còn được giữ lại từ thời xa xưa; một phần của thân thể hay một đồ vật của một vị thánh được tôn thờ sau khi vị ấy đã mất.

Trong Phật giáo các tín đồ đặt niềm tin sâu đậm vào việc chiêm bái, đảnh lễ xá lợi của Đức Phật, và của các Thánh đệ tử của Ngài (như các Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp, A-nan…). Xá lợi của Đức Phật là những gì còn lại từ kim thân của Ngài sau khi Ngài nhập Niết-bàn và được trà tỳ (thiêu); đấy là xương, tro… Xá lợi Phật còn được xem là những gì thuộc về Ngài khi Ngài còn tại thế như y phục, bình bát… kể cả giáo pháp, giới luật của Ngài.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kinh Dục Phật Công Đức chia xá lợi Phật ra làm hai loại: 1. Sinh thân xá lợi (di cốt) và 2. Pháp thân xá lợi (giáo pháp, giới luật).

Sách Pháp Uyển Châu Lâm phân biệt ba loại xá lợi Phật:

1. Xương (Cốt xá lợi), màu trắng;

2. Tóc (Phát xá lợi), màu đen;

3. Thịt (Nhục xá lợi), màu đỏ.

Truyền thuyết bảo rằng sau lễ trà-tỳ, xá lợi của Đức Phật gồm những mảnh xương đã hóa thành ngọc nên còn gọi là ngọc xá lợi, kể cả các phần nguyên như tóc, da, máu… Theo tổng kê, xá lợi Phật gồm những đặc điểm sau:

1. Có nhiều màu sắc: trắng, vàng, xanh, lục, hồng…

2. Có nhiều hình dáng như hình các mảnh xương, hình hạt gạo, hạt đậu…

3. Các viên xá lợi nhỏ có thể nổi lên mặt nước và có thể thu hút các viên khác nổi lên;

4. Có thể tăng giảm số lượng;

5. Có thể thay đổi màu sắc, kích cỡ;

6. Phần lớn đều nhẹ hơn so với kích thước.

Việc thờ cúng di cốt, di vật của người chết vốn là tập tục của nhiều dân tộc trong đó gồm hầu hết các tôn giáo lớn. Một số kinh điển ghi rằng Đức Phật cũng từng dạy hãy phân bổ xá lợi Ngài đến những ai muốn kinh bái Ngài.

Kinh Đại Bát Niết-bàn của Trường Bộ miêu tả khá rõ việc phân chia xá lợi Phật, theo đó, xá lợi được chia ra làm tám phần chính, dành cho: 1. Vua Ajatasatru ở Magadha; 2. Bộ tộc Licchavi ở Vesali; 3. Bộ tộc Sakya ở Kapilavatthu; 4. Bộ tộc Buli ở Allakappa; 5. Bộ tộc Koli ở Rawagama; 6. Nhóm Bà-la-môn ở Vethadipaka; 7. Bộ tộc Malla ở Pava; 8. Bộ tộc Malla ở Kusinagara. Ngoài ra, Bà-la-môn Dona được chia chiếc bình đã được dùng để đong chia xá lợi; bộ tộc Moriya được phần tro xá lợi. Tất cả các phần xá lợi đều được thờ trong các tháp ở các nơi nói trên. Một số điển tích còn ghi lại sau đó đã xảy ra chiến tranh để giành xá lợi Phật.

Tôn giả Đại Ca-diếp (Maha Kassapa) và vua A-xà-thế (Ajatasatru) đã có ý muốn gom tất cả các phần xá lợi để thờ chung vào một ngôi tháp nhằm tránh thất lạc; nhưng người thâu thập và sau đó phân bố ra khắp nơi lại chính là vua A-dục (Asoka).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?

Nhiều sách ghi lại truyền thuyết cho rằng có bảy nơi đã cất giữ một phần xá lợi Phật mà không sợ bị hao mất: 1. Răng nanh bên phải, hàm trên, tại đền Culamani ở Tavatimsa; 2. Răng nanh bên trái hàm trên, ở vương quốc Gandhara; 3. Răng nanh bên phải, hàm dưới, ở Sri Lanka; 4. Răng nanh bên trái, hàm dưới cõi Naga (Rồng); 5. Xương đòn bên phải, tại đền Culamani ở Tavatimsa; 6. Xương đòn bên trái, tại đền Dusasa, ở cõi Phạm Thiên; và 7. Xương trán, tại đền Dusasa, ở cõi Phạm Thiên.

Có lẽ vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca, thế kỷ II) là người đầu tiên tìm thấy xá lợi Phật khi cho khai quật tại Pashaviar (Pakistan); và đến năm 1909, tại nơi đây người ta cũng tìm được một mảnh xương của Đức Phật dài 3,8 cm trong suốt như ngọc; sau đó mảnh xương này được chuyển đến Mandalay, Myanmar. Hiện nay, rất nhiều chùa, tháp ở khắp nơi có thờ xá lợi Phật (và chư Thánh đệ tử của Ngài) nhất là ở châu Á, tại Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện (Myanmar), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…

Kinh Kim Minh Quang ghi: “Xá lợi là vật được huân tu bởi giới, định, tuệ rất khó có được, là phước điền tối thượng”. Phước đức thì khó bàn cụ thể, nhưng rõ ràng những ai tin Phật, tin sự xuất hiện của Ngài trên thế gian mà chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Ngài thì tự thấy tâm mình an ổn, nhận được sự cảm ứng thiêng liêng. Tâm an ổn, trong sáng thì mọi việc hanh thông, đạo nghiệp thuận lợi. Đó là phước đức vô lượng vậy.

Trích "Vấn đáp Phật giáo"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm