Cuộc đời Đức Phật qua hình tượng nghệ thuật
Đức Phật đã dạy và thực hiện phép lạ trong hơn bốn mươi năm sau khi thành đạo. Bất kỳ hình Phật ở tư thế đứng nào đều luôn thể hiện sự bảo vệ và bố thí, có thể được xem là tượng trưng cho giai đoạn này của cuộc đời
>>Những câu chuyện hay về cuộc đời Đức Phật
Do không có một nguồn sử liệu chính thống về cuộc đời đức Phật nên nhiều kinh sách Ấn Độ, đặc biệt là hai bộ Lalitavistara (Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh) và Buddhacarita (Phật Bản Hạnh Tập Kinh) đã được dùng để thôi thúc những nghệ sĩ tìm cách thể hiện những sự kiện quan trọng trong cuộc đời ngài.
Những chuyện kể cũng được biên soạn ở Trung Quốc và Tây Tạng. Con số sự kiện quan trọng biến thiên từ 4 đến 108. Những sự kiện thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ thường trở thành trung tâm của bản liệt kê; chẳng hạn, Phật đản sinh ở Lumbinỵ (Lâm tì ni), giác ngộ ở Bodh Gay (Bồ đề đạo tràng), thuyết giảng đầu tiên ở Srnth (Lộc uyển), và nhập diệt ở Kuśinagara (Câu thi na). Những chuyện tiền thân của Phật được phổ biến như những gương sáng hay chuyện ngụ ngôn để học tập, vì vậy Jtakas (Bổn sanh) cũng gợi lên vô số những tác phẩm nghệ thuật nói về những kiếp sống của ngài. Những truyền thống và quốc gia khác nhau đã chọn ra từ trong số sự kiện những mẫu chuyện thích hợp cho nhu cầu của mình. Cuộc đời Phật được mô tả trong nghệ thuật cũng đã trở thành kiểu mẫu cho việc mô tả đặc điểm cuộc đời của những bậc đạo sư khác trong đạo Phật. Chẳng hạn, những đức Phật siêu nhiên của Mahyna (Đại thừa) và Vajryana (Kim cang thừa) được mô tả đặc điểm như những hiện thân của Śkyamuni (Thích ca mâu ni) bằng việc mô tả những đức Phật ấy với những thuộc tính và cử chỉ tương tự như của đức Phật.
Người ta có thể lập luận rằng những bản kinh sách đề cập đến những sự kiện trong cuộc đời Phật nhằm chỉ dạy những giáo lý nào đó. Một cách tương tự, những tranh nghệ thuật cũng phải chọn những sự kiện nào để nhấn mạnh và làm thế nào để cắt nghĩa chúng. Tuy nhiên, những hình ảnh với tính trực quan sinh động của chúng được dùng bởi tất cả những tông phái ở các địa phương khác nhau trong việc mô tả cuộc đời Phật dường như đã làm sáng ngời lời Phật dạy hơn là những bản kinh sách .
Từ giấc mơ của hoàng hậu Maya đến sự từ bỏ vĩ đại
Mẫu thân của Phật, Hoàng hậu Maya, nằm mơ thấy một con voi trắng bạc đang giữ một bông sen màu trắng trong cái ngà của nó và đi vào hông phải của bà. Những vị đạo sĩ Bà la môn được yêu cầu giải thích giấc mơ ấy đã tiên đoán việc hạ sinh một hài nhi và hài nhi này sẽ trở thành một quốc vương hoặc một ẩn sĩ. Phép lạ này ban đầu chỉ được chạm nổi trên một stpa (tháp) kiểu Ấn độ mà trong đó Hoàng hậu Maya tựa vào một con voi nhỏ lơ lửng phía trên bà. Voi có lẽ được những người ũng hộ trước đây làm nổi bật thành một biểu tượng cho quyền uy tối cao của cả nước Ấn Độ và cũng là biểu tượng của cơn mưa mang lại sự sống.
Hoàng hậu Maya hạ sinh vị Phật tương lai tại Lumbinỵ (Lâm tì ni), một làng nằm ở phía Nam nước Nepal. Bà đi vào một khu vườn, vói nắm một cành cây, và thái tử đã hiện ra từ hông phải của bà. Việc ra đời thần kỳ này luôn được mô tả trên những đồ vật chạm nổi mà không mang hình ảnh của một đứa bé. Maya xuất hiện như một nữ thần gần như lõa thể, đầy sức sống kiểu Ấn Độ và đứng với tư thế như một vũ nữ đang vịn một cành cây. Vào đầu thế kỷ 2 Tây lịch ở xứ Gandhra (Kiền đà la) thuộc Pakistan ngày nay cho thấy một hài nhi hiện ra từ hông bà. Trong những ảnh và minh họa trên sách báo ở Trung Hoa và Nhật Bản thì cho thấy May như là một vũ nữ nhưng với áo quần che kín và một hài nhi hiện ra từ ống tay áo phải của bà.
Sau khi sinh ra, hài nhi được tắm bởi hai dòng nước. Theo mô tả kiểu Ấn Độ thì nước chảy ra từ những cái bình được cầm bởi chư thiên hoặc từ những cái ngà voi. Ở Đông Nam Á, nước chảy ra từ miệng của những con rắn thần thoại được gọi là ngas. Ơ dãy Hi mã lạp sơn và Đông Á thì những con rồng đảm đương vai trò này. Nghệ thuật của mỗi miền dùng bất kỳ con vật địa phương nào đại diện cho sức mạnh của nước để ban cho địa vị hoàng gia và để làm thanh tịnh. Ở Nhật Bản có một nghi lễ tẩy uế hàng năm cho vị Phật nhỏ được gọi là Kanbutsu.
Cuộc đời đức Phật khi còn là thái tử Siddhrtha Gautama (Tất đạt đa Cồ đàm) được mô tả với sự yêu thương che chở và là một thời kỳ huấn luyện những kỹ năng cần thiết để cai trị vương quốc. Khi ngài được chừng hai mươi chín tuổi, sau khi có một người con trai có cái tên thích hợp Rhula (trói buộc), Siddhrtha bị thôi thúc rời bỏ cung điện vì giác ngộ khổ đau ở thế gian. Sự kiện này, thường được mô tả trong nghệ thuật ở Nam và Đông Nam Á với tên gọi “sự từ bỏ vĩ đại” vì nó tượng trưng cho sự hy sinh lớn lao lối sống vương giả của ngài. Siddhrtha cỡi đi một con ngựa mà những cái vó của nó được đỡ lên bởi những Yakṣa (Dạ xoa) để tránh gây tiếng động làm thức giấc mọi người. Trong những miêu tả không có hình người thì con ngựa không có người cưỡi, nhưng một cái lọng ở trên nó thay thế cho sự hiện diện của Siddhrtha. Ở Nam và Đông Nam Á thì sự kiện đức Phật được sinh làm thái tử và từ bỏ đời sống đặc ân này có ý nghĩa thật lớn lao: ngài đã phủ nhận cả giai cấp và quyền uy, và khẳng định giá trị của việc đi tìm chân lý.
Từ tìm chân lý đến giác ngộ
Siddhrtha tu tập khổ hạnh đến mức cùng kiệt trong nỗ lực siêu việt của ngài nhằm đạt được những trạng thái cao hơn của ý thức. Những nghệ sĩ ở khu vực Gandhra đã chạm khắc hình ảnh của một người hốc hác mà ngày nay được gọi là thể loại siêu thực. Mỗi đốt xương, mạch máu và bề mặt lõm vào của thân được thể hiện thành chi tiết rõ ràng. Thiền tông ở Đông Á cũng tôn vinh thời kỳ này của Phật, diễn tả trong những bức tranh một người lếch thếch trong núi hoặc chạm khắc một người hốc hác có râu đang trầm tư, mặc dầu không phải ở trong tư thế thiền định truyền thống. Quan điểm của Nguyên thủy Phật giáo và Thiền về cuộc đời đức Phật là thể hiện sự tôn kính tính kham nhẫn thân tâm đến cùng tột trong việc tầm đạo của ngài.
Khi khổ hạnh cùng kiệt mà chưa thấy chân lý thì Siddhrtha đã phải dùng bát sữa được dâng cúng từ một thiếu nữ có tên Sujt – một sự kiện thỉnh thoảng được thể hiện trong những bức chạm nổi của Ấn Độ và trong những bức tranh của Đông Nam Á, và ngài đã thệ nguyện thiền định dưới gốc cây sung cho đến khi giác ngộ. Những hình ảnh Phật Thích ca Mâu ni trong tư thế tọa thiền ở khắp châu Á Phật giáo là chỉ cho lời thệ nguyện này.
Trong khi thiền định dưới gốc cây Bồ đề, tên cây được gọi sau khi ngài chứng ngộ, Siddhrtha bị tấn công bởi Mra (Ma vương), vị thần của sự chết và dục vọng. Được gọi là Mravijaya hay chiến thắng Ma vương, sự kiện này là một chủ đề phổ biến của điêu khắc và tranh họa ở tất cả các xứ Phật giáo châu Á. Ma vương, luôn cởi voi, lãnh đạo cả đội quân quỹ dữ và những đứa con gái xinh đẹp của mình trong nổ lực làm lãng đi lời thệ nguyện của đức Phật. Ngài luôn được diễn tả là đang tọa thiền giữa đám ma quân này với cánh tay phải thả xuống chạm đất (bhmisparśamudr) và ngài yêu cầu thổ địa làm chứng cho sự thành Phật, đấng tĩnh giác hay giác ngộ vượt khỏi chết và dục vọng. Mra cuối cùng bị đánh bại. Tay chạm đất chỉ sự thất bại của Mra và mang ý nghĩa giây phút thành Phật của Siddhrtha Gautama (Tất đạt đa Cồ đàm). Ở những công trình không hình người thì sự thành đạo của Phật được tượng trưng bởi một chỗ ngồi trống không ở gốc cây.
Sau khi thành đạo, Phật tiếp tục thiền định suốt bảy tuần lễ. Trong thời gian này xảy ra một cơn bão lũ và một mãng xà vương (ngarga) tên Mucalinda đã che chở Phật bằng cách nâng ngài khỏi mặt nước và xòe bảy đầu của nó bao phủ bên trên. Những hình ảnh về sự kiện này phổ biến ở Campuchia là nơi mà mãng xà được đặc biệt tôn kính và được xem là vệ sĩ của nhà vua. Trong thời kỳ của đế quốc Khmer vào đầu thế kỷ 13 một nghi lễ kết hợp sự kiện này, đặc biệt để tôn vinh Vua Jayavarman VII (1181-1219) như vừa là một Phật sống vừa là người bảo vệ vương quốc của mình. Sau khi triều đại của vua này kết thúc, dân chúng phản ứng việc nhà vua đã dùng nghi lễ ấy để tự thánh hóa mình.
Từ bài giảng đầu tiên đến đại bát niết bàn
Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên tại vườn nai ở Srnth. Những hình ảnh của ngài ở tư thế “chuyển bánh xe Pháp” (dharmacakra-mudr) là chỉ cho sự kiện này. Ý nghĩa quan trọng của tư thế này ở chỗ đức Phật giảng Tứ Thánh đế và chỉ ra Trung đạo, theo đó bất kỳ ai cũng có thể vượt qua khổ đau ở trần thế. Hình ảnh này còn tượng trưng cho toàn bộ lời Phật dạy là sự kiện được giải nghĩa như là những phép lạ và học thuyết, và vì vậy được dùng trong nghệ thuật ở khắp cả châu Á. Chỉ riêng bánh xe cũng tượng trưng cho dharmacakra (bánh xe Pháp) và bài giảng đầu tiên, đặc biệt nếu nó được vây quanh bởi hai con nai để chỉ cho bối cảnh của bài thuyết giảng. Biểu tượng này được chạm khắc phổ biến ở những tu viện hay chùa theo truyền thống Đại thừa và Kim cang thừa, cũng như ở những công trình không hình người thuở xưa.
Đức Phật đã dạy và thực hiện phép lạ trong hơn bốn mươi năm sau khi thành đạo. Bất kỳ hình Phật ở tư thế đứng nào đều luôn thể hiện sự bảo vệ (abhaya: không sợ hãi) và bố thí (dna), có thể được xem là tượng trưng cho giai đoạn này của cuộc đời ngài. Còn hình ảnh đức Phật đang bước đi ở Thái lan lại có ý nghĩa đặc biệt: những bước chân nói lên sự hiện hữu liên tục của ngài ở thế gian. Phép lạ lớn tại Śrvastỵ (Xá vệ), khi đức Phật tự phân thân trước hội chúng để chứng tỏ khả năng hiện hữu của ngài ở khắp mọi nơi, là một chủ đề thường xuyên trong những nghệ thuật của Nam Á và Trung quốc, đặc biệt là tranh, ở đó dễ vẽ nhiều hình Phật giống nhau.
Khi gần tám mươi tuổi, Phật Thích ca Mâu ni du hành đến thành phố Kuśinagara (Câu thi na) và nhập diệt tại đó. Trong những kinh sách, sự kiện này được gọi là Parinirvṇa (Đại bát niết bàn), sự thành tựu hoàn toàn Niết bàn của Phật.
Biểu tượng đầu tiên của Đại bát niết bàn là stpa (tháp), nơi tưởng niệm ngài nhập diệt; rồi hình thức stpa (tháp) này thay đổi và sau cùng thành mái chùa ngày nay. Những hình ảnh về Phật Đại bát niết bàn cho thấy ngài nằm nghiêng về hông phải với đầu tựa trên tay phải. Có nhiều kích thước cho tư thế này, từ nhỏ xíu đến khổng lồ: Những điêu khắc khổng lồ về Parinirvṇa có thể được tìm thấy ở Ấn Độ, Tích Lan, và nhiều chỗ khác ở Đông và Đông Nam Á. Stpa (tháp) và Parinirvṇa (Đại bát niết bàn) hàm chứa ý nghĩa rằng, bất kỳ ai cũng có thể đạt được Niết bàn như chính đức Phật nếu họ tuân theo di chúc của ngài: “Hãy tự mình nỗ lực để chứng ngộ.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa
Nghiên cứu 16:00 02/09/2024Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.
Xem thêm